Vì sao nhà máy Omsktransmash nổi tiếng ngừng sản xuất xe tăng?

ANTD.VN - Nằm ở vùng núi Ural của Nga, nhà máy xe tăng Omsktransmash đã được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến thăm vào ngày 17/6/2023 vừa qua. Dù vậy cho đến nay nhà máy này vẫn chưa nối lại việc sản xuất xe tăng mới mà chỉ dừng ở việc hiện đại hóa và tân trang các phương tiện quân sự đã nghỉ hưu, bao gồm cả xe tăng và pháo tự hành.

Mục đích của ông Shoigu trong chuyến thăm nhà máy Omsktransmash là kiểm tra tình trạng sản xuất xe tăng và hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1 - những yếu tố quan trọng trong thành phần tác chiến của Lục quân Nga, các hệ thống này dùng khung xe tăng T-72 nổi tiếng.

Bộ trưởng Shoigu nhấn mạnh, không chỉ số lượng mà cả chất lượng cũng phải được nâng cao, đặc biệt là khả năng bảo vệ binh sĩ. Điều này dẫn tới việc tăng cường lớp giáp trên các xe tăng mới của Nga.

Nhà máy Omsktransmash từng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất xe tăng thời Chiến tranh Lạnh của Liên Xô, chia sẻ di sản của mình với những "người khổng lồ" trong ngành như nhà máy Uralvagonzavod và nhà máy Malyshev.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Omsktransmash đã sản xuất xe tăng T-54/55 cho mục đích xuất khẩu cho đến cuối những năm 1970. Sau đó, nhà máy chuyển sang sản xuất xe tăng tiên tiến T-80.

Nhà máy Omsktransmash là cơ sở sản xuất chính của T-80 cho đến năm 1988. Nhà máy Malyshev cũng sản xuất một biến thể T-80 chạy bằng động cơ diesel, nhưng Omsktransmash vẫn tiếp tục với kiểu turbine khí ban đầu, được chú ý vì hiệu suất vượt trội.

Quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp từ xuất khẩu T-54/55 sang sản xuất T-80 phục vụ nhu cầu trong nước thể hiện một sự thay đổi hấp dẫn về chiến lược, chi phí, độ phức tạp và thị trường mục tiêu.

Đáng tiếc là sau đó Quân đội Nga đã bán xe tăng T-80 dư thừa của họ cho các quốc gia như Hàn Quốc và Síp sau khi Liên Xô tan rã.

Nhà máy Malyshev của Ukraine - nơi có một kho dự trữ xe tăng lớn, đã sử dụng chúng để thực hiện đơn đặt hàng năm 1996 từ Pakistan. Đơn đặt hàng lớn này gần như làm cạn kiệt khả năng sản xuất của nhà máy.

Mặc dù T-80 là một loại xe tăng tiên tiến, nhưng chi phí sản xuất và vận hành cao đã khiến Quân đội Nga và hầu hết các khách hàng nước ngoài ưa chuộng loại T-72 giá cả phải chăng hơn.

Phiên bản mới nhất của T-72, được đổi tên thành T-90, đã được cung cấp cho Bộ Quốc phòng Nga và nhiều khách hàng quốc tế. Mẫu T-90A cải tiến ra mắt vào đầu những năm 2000, là một thành công lớn trong lĩnh vực thương mại.

Omsktransmash đã có thể chuyển sang sản xuất dân dụng sau thời Liên Xô. Công ty đã cập nhật các phương tiện cũ và cung cấp bộ dụng cụ nâng cấp cho xe tăng T-55 và T-80. Tuy nhiên sự sụp đổ của công ty là do chương trình Black Eagle gặp thất bại.

Dự án này tạo ra một biến thể xe tăng T-80 với tháp pháo không người lái, nhưng nó không thu hút được sự quan tâm. Điều này dẫn đến sự xuống cấp của cơ sở sản xuất xe tăng. Đến đầu những năm 2000, Omsktransmash tuyên bố phá sản và sáp nhập với Uralvagonzavod.

Uralvagonzavod duy trì hoạt động kinh doanh thông qua các đơn đặt hàng để xuất khẩu, chủ yếu đến từ Ấn Độ và Algeria.

Điều này khiến Uralvagonzavod trở thành nhà máy sản xuất xe tăng hoạt động tích cực nhất trên toàn cầu và là nhà sản xuất xe tăng duy nhất ở Liên Xô cũ. Cho đến năm 2019, T-80 cải tiến của họ được coi là mạnh nhất trong Quân đội Nga.

Quân đội Nga đã cân nhắc việc cho xe tăng T-80 nghỉ hưu để thay thế bằng những chiếc T-72 tiết kiệm chi phí hơn trong những năm 2010. Tuy nhiên, hiệu suất vượt trội của T-80 trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là ở vùng Bắc Cực, đã cứu nó khỏi bị loại bỏ dần.

Bất chấp nhu cầu ngày càng cao về xe tăng do cuộc xung đột ở Ukraine, Omsktransmash vẫn chưa nối lại việc sản xuất mới. Nhà máy sẽ tiếp tục công việc hiện đại hóa và tân trang các phương tiện quân sự đã nghỉ hưu, bao gồm cả xe tăng và pháo tự hành.

Omsktransmash cũng đang chuyển đổi khung gầm xe tăng T-72 thành lửa TOS-1A - vốn ngày càng trở nên phổ biến do những khả năng độc đáo của chúng trong chiến tranh hiện đại.