Vì sao Nga không điều xe tăng T-14 Armata tham gia chiến dịch quân sự tại Ukraine?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Lãnh đạo Rostec cho biết Nga không điều xe tăng T-14 Armata vốn có nhiều tính năng vượt trội để tham chiến tại Ukraine, đơn giản vì chúng có giá thành cao. 

Quân đội Nga được cho là đã thử nghiệm bí mật xe tăng T-14 Armata tại Syria và Ukraine, song chưa triển khai chúng ra tiền tuyến. Giải thích cho điều này, ông Sergey Chemezov, lãnh đạo tập đoàn quốc phòng Rostec của Nga, ngày 4/3 cho biết: "Quân đội Nga đã sở hữu xe tăng chủ lực T-14 Armata vượt trội mọi xe tăng hiện có về tính năng, tuy nhiên nhưng nó hơi đắt".

ÔngSergey Chemezov giải thích giá thành cao là lý do khiến quân đội Nga "Chưa thể sử dụng xe tăng T-14 Armata cho chiến dịch quân sự đặc biệt. Quân đội có thể dễ dàng mua những chiếc T-90 với tính năng tương tự. Chúng tôi đang cần tiền để chế tạo xe tăng mới và vũ khí mới với giá rẻ hơn. Tại sao không mua vũ khí hay phương tiện chiến đấu với giá rẻ hơn khi có cơ hội?".

Giới chuyên gia phương Tây ước tính siêu tăng T-14 Armata có giá 5-9 triệu USD mỗi chiếc, cao hơn đáng kể so với các mẫu xe tăng chủ lực đời cũ mà Nga đang sử dụng. Biến thể T-72B3 có giá 750.000-1,2 triệu USD mỗi chiếc, T-80 là khoảng ba triệu USD và T-90M là khoảng 4,5 triệu USD.

Xe tăng T-14 Armata
Xe tăng T-14 Armata

Xuất hiện với hình dáng bất ngờ của siêu tăng T-14 Armata khiến phương Tây ngã ngửa. T-14 Armata không giống bất kỳ mẫu tăng nào trước đây của Liên Xô. Siêu tăng T-14 Armata được coi là cuộc lột xác ngoạn ngục cả về hình dáng lẫn tính năng. Thay vì sử dụng tháp pháo có người, tăng T-14 Armata lại sử dụng một tháp pháo cực kỳ tiên tiến hoàn toàn tự động.

Thiết kế trên một khung gầm chắc chắn, cùng hệ thống điện tử, nhiều chuyên gia Nga ví von, T-14 Armata trông giống một robot chiến đấu hơn là một xe tăng thuần túy. Tuy vậy, hiệu suất chiến đấu của một vũ khí chỉ được đánh giá chính xác khi chúng tham gia chiến đấu.