Ukraine tung súng máy hạng nặng M2HB Mỹ viện trợ

ANTD.VN - Súng máy hạng nặng M2HB Mỹ viện trợ cho Ukraine đã bắt được tung vào tham chiến, hiện giới chức quân sự Ukraine đang huấn luyện cách thức sử dụng cho các đơn vị phòng thủ tại các đô thị lớn bị Nga bao vây.

Súng máy hạng nặng M2HB Mỹ viện trợ cho Ukraine đã bắt đầu tham chiến tại các thành phố lớn, nơi quân Nga và Ukraine giao tranh dữ dội.

Được biết M2HB là dòng súng máy hạng nặng uy lực được Mỹ viện trợ nằm trong lô vũ khí trị giá 800 triệu USD được Mỹ ký thông qua trước đó vào ngày 16/3.
Ngay đó chúng được không vận sang Ba Lan và lập tức đưa vào Ukraine để tung vào chiến trường.

Hỏa lực mạnh, dễ bắn cùng độ ổn định cao khiến khẩu súng máy hạng nặng M2 Browning do Mỹ sản xuất trở thành vũ khí ưa thích của các cuộc chiến từ lúc nó ra đời.

Hiếm có một khẩu súng máy nào của phương Tây lại có tuổi đời phục vụ lâu như M2 Browning.
Trải qua hơn 80 năm phục vụ, khẩu M2 Browning vẫn cho thấy tính hiệu quả. Hiện Mỹ và một số quốc gia khác vẫn tiếp tục sản xuất loại súng máy này.
M2 Browning được nhà thiết kế vũ khí đại tài John Browing sáng chế vào năm 1921, ngoài ra ông còn thiết kế nhiều loại vũ khí cho quân đội Mỹ.
Sau khi ông qua đời, các nhà thiết kế vũ khí khác đã khắc phục lỗi trong phiên bản súng máy đời đầu và cho ra đời khẩu súng huyền thoại mà chúng ta đang thấy ngày nay.
Tới nay, hơn 3 triệu khẩu súng được sản xuất. Hiện nay một loạt các công ty nổi tiếng nhất sản xuất chúng là General Dynamics, US Ordnance, Manroy Engineering UK, Sabre Defense
M2 được trang bị bộ giảm rung và nòng thay thế khiến nó có thể xách tay dễ dàng hơn so với các loại vũ khí hạng nặng khác.
Súng có chiều dài gần 1.560 mm, trọng lượng 38 kg và tổng trọng lượng 58 kg nếu tính cả bệ chống ba chân.
Tầm bắn hiệu quả của nó là 1,8 km, còn tầm bắn tối đa lên tới 6,4 km.
Súng máy M2 có tốc độ khai hỏa 550 phát/phút và cũng có thể bắn phát một.
Súng máy M2 làm mát bằng không khí và sử dụng băng đạn tự rã. Băng đạn có thể lắp từ bên phải hoặc bên trái sau một số điều chỉnh nhỏ của súng.

Trong Thế chiến II, súng này được sử dụng rộng rãi để gắn trên tháp pháo xe tăng, các oanh tạc cơ cũng được lắp vài khẩu M2 Browning để chống chiến đấu cơ của đối phương.

Cả lục quân, không quân (trong Thế chiến thứ 2) và hải quân Mỹ đều ưa thích và biên chế số lượng lớn khẩu súng máy hạng nặng M2 Browning này.

Bộ binh và thủy quân lục chiến Mỹ mang theo khẩu M2 Browning để tạo làn hỏa lực áp chế, còn các tàu chiến hải quân trang bị nó để bắn hạ chiến đấu cơ đối phương khi chúng tấn công.

Binh sĩ Mỹ nhận thấy súng máy M2 là một vũ khí có sức hủy diệt khủng khiếp. Một loạt bắn của nó có thể hủy diệt một lô cốt của phát xít Đức.

Sau khi kế thúc thế chiến, Mỹ tiếp tục nâng cấp khẩu súng này lên chuẩn M2HB với một số cải tiến giúp súng ổn định hơn khi bắn.
Hỏa lực tầm xa cùng chế độ bắn phát một của M2HB đã thuyết phục được huyền thoại bắn tỉa thủy quân lục chiến Mỹ Carlos Hathcock rằng nó là một vũ khí bắn tỉa hiệu quả.
Tuy nhiên, M2HB cũng có điểm hạn chế. Sau một thời gian khai hỏa, M2 thường bị quá nhiệt và phải thay nòng. Nếu binh sĩ có sai sót trong quá trình lắp nòng mới, hậu quả sẽ vô cùng nặng nề.
Hàng chục lính Mỹ đã bị thương ở Iraq và Afghanistan vì các sự cố nổ nòng súng M2HB do thay nòng không đúng quy trình, trước khi Lầu Năm Góc thông qua một gói thay đổi nhanh năm 2012 giúp các binh sĩ không còn phải thay nòng M2HB thủ công nữa.
Sau hơn 83 năm kể từ lần đầu ra mắt, đến nay súng máy M2 vẫn được quân đội Mỹ sử dụng trên các xe thiết giáp Humvee, xe tải chiến thuật, xe tăng M1 Abrams, Stryker, một số tàu hải quân và máy bay, trực thăng như CH-47, UH-60 Black Hawk.