Tuyệt tác kiến trúc của ngôi đền Adinath ở Ấn Độ

ANTD.VN - Đền Adinath (thành phố Ranakpur, Ấn Độ) còn được coi là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ và độc nhất vô nhị trên thế giới. Hiếm có một bề mặt bằng đá nào của ngôi đền này bị bỏ trống, tất cả đều được các nghệ nhân tận dụng để thể hiện sự sáng tạo của mình. Ngôi đền có tất cả 1444 cây cột trạm trổ tinh vi trong ngôi đền, nhưng không cây cột nào giống cây cột nào.

Đền Adinath (thành phố Ranakpur, Ấn Độ) được coi là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ và độc nhất vô nhị trên thế giới.

Từ vẻ bên ngoài, ngôi đền đã gây sự choáng ngợp với quy mô bề thế và kiến trúc tinh xảo với 67 vòm tháp cao vút. Toàn bộ được xây bằng đá hoa cương trắng.

Mọi tinh hoa của ngôi đền đều tập trung ở bên trong, nơi có 29 không gian cúng lễ được bố trí trong diện tích hơn 4.000 m2, được chạm khắc tinh xảo như một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc khổng lồ.

Trần của ngôi đền được chống đỡ bởi một hệ thống gồm 1.444 cây cột chạm trổ hết sức tinh vi, chiều cao của mỗi cây cột lên tới hơn 18m.

Đặc biệt hơn là không cây cột nào giống cây cột nào. Mỗi chiếc cột được khắc những hoa văn và hình ảnh thể hiện những thông điệp tôn giáo khác nhau.

Mỗi cây cột cũng tượng trưng cho một "Tirthankara" (người đứng đầu giáo phái qua các thời kỳ).

Các vòm trần cũng toát lên vẻ tráng lệ với các hoa văn và hình ảnh những vị thần được thể hiện rất sinh động.

Hiếm có một bề mặt bằng đá nào của ngôi đền bị bỏ trống. Tất cả đều được các nghệ nhân tận dụng để thể hiện sự sáng tạo của mình.

Tất cả các hoạ tiết hoa văn trang trí đều được chạm khắc hết sức tinh xảo trên nền những phiến đá thạch trắng.

Cho tới nay người ta vẫn còn tranh cãi về khoảng thời gian xây dựng đền Adinath, nhưng các học giả đều thống nhất là đền được xây vào khoảng cuối thế kỷ 14 cho tới giữa thế kỷ 15.

Ngôi đền Adinath là một phần của Di sản Thế giới Nhóm Di tích Khajuraho, được UNESCO công nhận vào năm 1986.