- Ngân hàng Nhà nước: Lãi suất cho vay giảm khoảng 0,5-1%/năm
- Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động
- Các ngân hàng lớn lại "quay đầu" giảm lãi suất
Đây là các con số được Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đưa ra trong Báo cáo tổng quan thị trương tài chính mới được công bố.
Theo đó, tín dụng năm 2017 ước tăng khoảng 18,7 - 19,3%, nhìn chung tương đương với mức 19% của năm 2016. Riêng cho vay tiêu dùng vẫn tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2015 với tốc độ tăng trưởng đạt 65%, trong khi năm 2016 là 50,2%. Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ nâng từ mức 12,3% lên 18%.
Các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo về việc tín dụng bất động sản "ẩn" trong tín dụng tiêu dùng
Trong đó, cho vay để mua, sửa chữa nhà ở tiếp tục chiếm tỷ trọng chính (52,9%) và tăng trưởng mạnh nhất tới 76,5%. Cho vay trang thiết bị gia đình và phương tiện đi lại ước tăng lần lượt 6,5% và 35,2%. Thị phần tín dụng tiêu dùng của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước đã tăng mạnh từ 39% lên 45,7%. Trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần và công ty tài chính lại giảm nhẹ tỷ trọng.
NFSC dự báo tín dụng tiêu dùng sẽ tăng trưởng cao và nhận định đây vẫn là một trong những mảng hoạt động "tiềm năng và chiến lược" của các TCTD.
Tuy nhiên, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, đang có hiện tượng ngân hàng đẩy tín dụng tiêu dùng (trong đó có cho vay mua, sửa chữa nhà ở) sang công ty tài chính và điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn.
Ông cho biết, năm 1997, Trung Quốc và Thái Lan đã đổ bể hàng loạt công ty tài chính, kể cả cho vay tiêu dùng lẫn cho vay bất động sản. Vì vậy, cần tính toán đến khả năng sẽ xảy ra cuộc khủng hoảng tín dụng tiêu dùng trong tương lai.