Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Nhờ kích thước nhỏ của bom GBU-39 SDB mà một tiêm kích hạng nhẹ như MiG-29 cũng có thể mang số lượng lớn để oanh tạc hàng loạt mục tiêu trong một lần xuất kích.
Một tiêm kích MiG-29 thuộc Không quân Ukraine đã tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu của Nga bằng cách sử dụng 8 quả bom đường kính nhỏ có độ chính xác cao GBU-39 SDB do Mỹ sản xuất.
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Đoạn video ghi lại phi vụ chiến đấu đặc biệt của chiếc tiêm kích MiG-29 nói trên đã được đăng tải trên kênh telegram Sonyashnyk, đây là đơn vị truyền thông có liên kết với Lực lượng vũ trang Ukraine.
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Theo thông báo, máy bay chiến đấu Ukraine đã tấn công các điểm tập trung quân và kho đạn dược của Nga tại vùng Zaporizhzhia, chiếc tiêm kích MiG-29 được huy động tham gia trận đánh thuộc biên chế Lữ đoàn hàng không chiến thuật số 114.
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
“Hàng không Ukraine tiếp tục hoạt động theo mọi hướng, tiêm kích MiG-29 của Lữ đoàn 114 đã mang 8 quả bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB tấn công nơi tập trung binh lực và hậu cần của đối phương tại quận Orihiv”, thông báo nêu rõ.
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Hình ảnh được đăng tải cho thấy tiêm kích MiG-29 của Ukraine ném liên tiếp 8 quả bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB do Mỹ sản xuất chỉ trong thời gian ngắn, nhưng nhờ có độ chính xác cao mà nhiều mục đất mặt đất đã bị phá hủy.
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Kênh Telegram Sonyashnyk cho biết sẽ sớm đăng tải phần tiếp theo của video với những hình ảnh cho thấy thiệt hại của quân Nga sau khi công tác trinh sát chiến trường bằng máy bay không người lái hoàn tất.
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Các nhà phân tích đặc biệt nhấn mạnh, việc sử dụng cùng lúc 8 quả bom GBU-39 SDB cho phép máy bay Ukraine tấn công chính xác nhiều đối tượng tại các địa điểm ở khoảng cách rất xa nhau, điều này là nhờ bom có hệ thống dẫn đường rất tinh vi.
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Với bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB, thậm chí một tiêm kích hạng nhẹ vốn được tối ưu hóa cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không như MiG-29 giờ đây có thể đạt được hiệu quả oanh tạc mục tiêu mặt đất tương đương máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 của Nga.
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Vào cuối tháng 9/2024, xuất hiện thông tin cho biết Mỹ đã đặt hàng sản xuất thêm nhiều quả bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB mới cho lực lượng không quân của mình và cung cấp cả cho đối tác nước ngoài, danh sách trên bao gồm cả Ukraine.
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Vào tháng 5/2024, thông tin đầu tiên về việc Không quân Ukraine nghiên cứu sửa đổi tiêm kích Liên Xô để mang bom GBU-39 của Mỹ đã được hé lộ. Ngoài MiG-29 thì chiến đấu cơ hạng nặng Su-27 cũng có thể sử dụng loại đạn hàng không độ chính xác cao và rất nhỏ gọn nói trên.
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Bom đường kính nhỏ GВU-39 SDB có trọng lượng chỉ 130 kg, đường kính 190 mm và chiều dài 1,8 m, tầm bay tối đa lên tới 110 km nếu được thả từ độ cao lớn, thiết kế của bom với cặp ​​cánh gấp, mở ra khi bay giúp tăng đáng kể phạm vi tấn công mục tiêu.
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Những quả bom GBU-39 SDB đã chứng tỏ khả năng chống nhiễu tốt khi đối đầu các hệ thống tác chiến điện tử của Nga, kích thước nhỏ của chúng khiến các tổ hợp phòng không Nga khó phát hiện và đánh chặn bom.
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Ngoài phiên bản hàng không, Mỹ còn tận dụng loại bom đường kính nhỏ này để hoán cải thành một loại đạn đất đối đất, phóng từ tổ hợp pháo phản lực dẫn đường M142 HIMARS, phiên bản mới có tên GLSDB.
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Khi gắn thêm động cơ rocket M26 và phóng từ hệ thống M142 HIMARS hoặc M270 MLRS, khoảng cách tối đa mà đạn GLSDB có thể vươn tới xấp xỉ 150 km, đây thực sự là một vũ khí đa năng cực kỳ lợi hại.
1
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB
Tiêm kích MiG-29 Ukraine thành 'oanh tạc cơ hạng nặng' nhờ bom GBU-39 SDB