Tiêm kích MiG-29 Ukraine lần đầu trang bị siêu bom thông minh GBU-39

ANTD.VN - Hình ảnh mới nhất cho thấy tiêm kích MiG-29 của Ukraine đã được trang bị siêu bom thông minh GBU-39. Đây là một trong những loại vũ khí cực uy lực khi có tầm hoạt động xa, độ chính xác cao và sức công phá mạnh.
Hình ảnh tiêm kích MiG-29 của Ukraine đeo bom thông minh GBU-39 dưới cánh vừa xuất hiện.
Chiếc MiG-29 của không quân Ukraine đã đeo 5 quả bom GBU-39.

Thực ra bom GBU-39 không phải lần đầu được Mỹ chuyển cho Ukraine, loại bom này đã nằm cùng loạt tên lửa GLSDB được Washington chuyển giao trước đó.

GLSDB là sự kết hợp giữa bom GBU-39 và rocket của pháo phản lực HIMARS để phóng từ mặt đất, tuy vậy loại vũ khí này đã không phát huy hiệu quả vì bị Nga áp chế điện tử.

Ukraine cho rằng, việc phóng bom GBU-39 từ trên không sẽ giúp họ tránh được đòn tác chiến điện tử từ Nga.
Siêu bom thông minh GBU-39 được Mỹ nghiên cứu vào đầu thập niên 2000 và chính thức trang bị vào năm 2006.
Loại bom này có trọng lượng 130 kg, đường kính gần 190 mm, chiều dài gần 1,8 m.
Nếu so sánh với các bom thời Thế chiến II thì có thể thấy bom có trọng lượng và đường kính khá nhỏ, song dài hơn đáng kể và sức công phá vượt trội.
Là loại bom lượn nên tầm hoạt động tối đa của GBU-39 vào khoảng 110 km.
Loại bom này có thể được mang theo bởi các máy bay hoạt động ở trần bay cao với tốc độ lớn.
Với trọng lượng nhỏ, bom GBU-39 có thể được chiến đấu cơ mang với số lượng lớn.
Mỗi điểm treo trên cánh của chiến đấu cơ có thể gắn hai quả bom GBU-39.
Mỹ thường dùng loại bom này trong các nhiệm vụ không quân hỗ trợ tầm gần và tấn công vào các mục tiêu phòng ngự quan trọng của đối phương.
Ngày 5/10/2006, các máy bay chiến đấu của Mỹ đã sử dụng loại vũ khí này trong các chiến dịch yểm trợ hỏa lực trên không tầm gần trên lãnh thổ Iraq.
Không quân Mỹ đã có kế hoạch mua tới 24.000 quả bom Boeing GBU-39 để trang bị cho các máy bay chiến đấu.
Trong số này 1 nửa là phiên bản dùng để tấn công các mục tiêu cố định và nửa còn lại là những quả bom điều khiển dùng để tiêu diệt các mục tiêu cơ động.
Bom GBU-39 được chế tạo với các phiên bản B, AB, BB.
Sai số của loại bom này chỉ vào 1m. Đây được coi là một trong các loại bom chính xác nhất thế giới.
GBU-39 đã tham chiến tại Afghanistan, Iraq, Syria, Gaza và Ukraine. Bom đang có trong trang bị của Mỹ, Israel, Ý, Hà Lan, Saudi Araiba và mới nhất là Ukraine.
Từ nền tảng GBU-39, Mỹ đã phát triển tên lửa dẫn đường GLSDB tầm xa siêu chính xác.

GLSDB kết hợp rocket M26 với bom đường kính nhỏ GBU-39, cho phép tấn công mục tiêu từ khoảng cách 150 km.

Tuy vậy kiểm nghiệm chiến trường thực tế kém hiệu quả đã khiến nhà phát triển đang tìm giải pháp để chống lại tác chiến điện tử của đối phương.