Tiêm kích F-16 Block 70/72 được thiết kế khá lạ với việc lắp các thùng xăng phụ dọc theo phần trên của thân máy bay, điều này giúp tăng cường bán kính tác chiến trong khi vẫn đảm bảo tính năng khí động học.
Kể từ khi Mỹ chấp thuận việc bán 12 máy bay chiến đấu F-16 Block 70/72 cho Philippines vào năm 2021, Manila đã phải đối mặt với câu hỏi làm thế nào để họ có nguồn tài chính cho thương vụ này.
Ông Jose Manuel Romualdez, Đại sứ Philippines tại Mỹ, cho biết: "Thương vụ mua F-16 vẫn còn quá đắt đỏ nên chúng tôi phải tìm cách có thể duy trì nguồn tài chính về lâu dài".
Nước này đang cân nhắc các giải pháp bao gồm chuyển sang mua máy bay cũ hoặc nhận hỗ trợ tài chính từ Washington.
Khi thương vụ mua 12 chiếc F-16 Block 70/72 được công bố vào tháng 6/2021 với chi phí ước tính 2,43 tỷ USD, chiếm hơn một nửa ngân sách quốc phòng hàng năm của Philippines.
Ông Romualdez cho biết, Philippines "có thể" hủy bỏ thỏa thuận mua máy bay F-16 mới từ Mỹ và Manila có thể mua các tiêm kích cũ từ một quốc gia thứ 3 như Đan Mạch.
Tuy nhiên, các máy bay chiến đấu của Đan Mạch khó có thể tới Philippines. Theo quy định, nếu Đan Mạch muốn chuyển máy bay do Mỹ sản xuất cho nước thứ 3, họ cần sự chấp thuận từ Washington.
Được biết F-16 Block 70/72 hay còn được biết tới với định danh F-16V Viper. Đây là phiên bản mạnh nhất hiện nay của gia đình máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon của Mỹ.
Có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong thiết kế của phiên bản này khi chúng trang bị các thùng dầu phụ dọc theo thân máy bay.
Bình thường F-16 Block 70/72 chỉ mang theo hai thùng dọc hai bên thân, tuy nhiên khi cần thiết chúng có thể mang theo thêm một thùng dọc sống lưng máy bay.
Việc trang bị các thùng dầu phụ này tuy có làm cho ngoại hình của chiến đấu cơ F-16 Block 70/72 có phần khác lạ với các góc cạnh nhưng nó lại giúp cho những chiến đấu cơ này có khả năng tác chiến trong phạm vị lớn (đây là điểm yếu của các phiên bản F-16 trước đây).
Bán kính chiến đấu của các phiên bản F-16 trước đây chỉ vào khoảng 550 km, thì nay với các thùng dầu phụ chúng có thể gia tăng bán kính tác chiến lên gấp đôi. Thậm chí khi trang bị đủ 3 thùng dầu phụ, quãng đường có thể gấp 2,2 lần trước đây.
Việc tăng bán kính chiến đấu có ý nghĩa rất lớn trong các cuộc chiến tranh cường độ cao ác liệt.
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ áp dụng kiểu thùng dầu phụ gắn vào sát thân trên chiến đấu cơ F-16. Trên phiên bản F-16 Block 52 Plus đã bắt đầu áp dụng hiệu quả kiểu thiết kế này.
Khi không cần thiết, F-16 Block 70/72 có thể nhanh chóng tháo các thùng dầu phụ dọc thân máy bay, lúc này chúng sẽ đạt vận tốc leo cao, cũng như tốc độ cực đại.
Điều đặc biệt làm nên sức mạnh của phiên bản F-16 Block 70/72 đó chính là hệ thống điện tử được nâng cấp toàn diện và sâu rộng.
Buồng lái được thiết kế mới hoàn toàn với nhiều màn hình hiển thị các thông số bay giúp cho phi công thuận tiện hơn trong việc tác chiến.
Đặc biệt phiên bản này sử dụng radar quét mảng pha điện tử chủ động tiên tiến Northrop Grumman AN/APG-80 giúp tăng khả năng phát hiện và điều khiển hỏa lực tiêu diệt đối phương, được biết radar này được phát triển dựa trên công nghệ lấy từ F-22 và F-35.
Ngoài ra, phi công điều khiển cũng được trang bị mũ bay mới nhất JHMCS II, giúp họ có thể bắn hạ mục tiêu chỉ bằng cách xoay đầu nhìn mục tiêu và bấm nút khai hỏa tên lửa cho dù máy bay đang bay ở bất cứ tư thế nào.
Về trang bị vũ khí, tuy F-16 Block 70/72 có một động cơ nhưng chúng có thể mang vác tới 7,9 tấn vũ khí trong khi Su-35S dù trang bị hai động cơ, to lớn hơn nhưng cũng chỉ có khả năng mang theo 8 tấn vũ khí.
F-16 Block 70/72 có thể trang bị tất cả các chủng loại vũ khí hiện có của Mỹ bao gồm cả bom hạt nhân chiến thuật.
Dù có sức mạnh đáng sợ nhưng chi phí khai thác của dòng chiến đấu cơ này ở mức 20.000 USD/giờ bay, tức thấp hơn gần một nửa so với máy bay Su-30/35 của Nga.
Dù có sức mạnh đáng sợ nhưng chi phí khai thác của dòng chiến đấu cơ này ở mức 20.000 USD/giờ bay, tức thấp hơn gần một nửa so với máy bay Su-30/35 của Nga.
F-16 là dòng chiến đấu cơ thành công nhất của Mỹ khi có tới khoảng 5.000 chiếc với các biến thể đã được sản xuất và hiện diện tại 24 quốc gia.
Hiện nay Mỹ vẫn đang tiếp tục sản xuất dòng máy bay này để bán cho các đồng minh của mình.