- Trắc trở cuộc "ly hôn" giữa Anh và Liên minh châu Âu
- Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cáo buộc Nga can thiệp bầu cử
- Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch "lên ngôi" đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Tờ Observer Chủ Nhật đã có bài về quan điểm này, theo đó ông Khan chỉ trích cách giải quyết của chính phủ trong các cuộc đàm phán và cho rằng việc nhiều cử tri không lên tiếng về vấn đề Brexit đã gây ra mối đe dọa quá lớn đối với các tiêu chuẩn đời sống, kinh tế và việc làm.
Thị trưởng London Sadiq Khan
Theo ông nếu cuộc trưng cầu còn gọi là "Cuộc bỏ phiếu của Nhân dân" này được tổ chức, thì trên lá phiếu cần bao gồm lựa chọn duy trì tư cách thành viên EU.
Theo kế hoạch, Anh sẽ rời khỏi EU vào ngày 29-3-2019. Tuy nhiên, kế hoạch Brexit của Thủ tướng Theresa May vẫn chưa được chấp nhận. Một số nhà lập pháp, cũng như các nhà lãnh đạo công đoàn và doanh nghiệp ngày càng tranh luận để mọi người có tiếng nói cuối cùng về bất kỳ thỏa thuận nào xảy ra với Brussels.
Bà May đã nhiều lần loại trừ việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai sau cuộc bỏ phiếu hai năm trước rời khỏi EU. Bà cho biết các thành viên của quốc hội sẽ chỉ được bỏ phiếu về việc liệu có chấp nhận bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào không.
Sự can thiệp ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai từ ông Khan và một thành viên cao cấp của Công Đảng đối lập của Anh, sẽ gây nhiều áp lực lên lãnh đạo Công Đảng Jeremy Corbyn vốn cũng ủng hộ ý tưởng trưng cầu dân ý lần thứ hai.