Tiết lộ kinh hoàng trong bài báo đầu tiên gửi về từ "vùng đất chết" của Khmer Đỏ (2)

ANTD.VN - Khmer Đỏ tuyên bố 1975 là “Năm Zero” - sự khởi đầu của sự kết thúc thế giới hiện đại. Mục đích của những người này là tái tạo một xã hội nông thôn “thuần khiết” tương tự như đế chế Khmer thế kỷ thứ 10.

Pol Pot, lãnh đạo Khmer Đỏ, kẻ chịu trách nhiệm về tội ác diệt chủng ở Campuchia

Ít người biết về Pol Pot, ngoại trừ việc ông ta là một trong nhóm người Campuchia đã học chính trị ở Paris vào cuối những năm 1940.

Ông ta tuyên bố đã là một nhà tu theo Phật giáo và một giáo viên; thực tế, ông ta xuất thân từ một gia đình giàu có và ước mơ của ông ta về một xã hội không phân chia tầng lớp đã kết thúc vì thân phận đó. Mao Trạch Đông là anh hùng của ông ta và ông ta muốn trở thành Mao Trạch Đông của Campuchia: một Pharaoh châu Á.

Thực ra ông ta, có khả năng, là một kẻ tâm thần.

7 giờ 30 sáng 17/ 4/1975, Khmer Đỏ tiến vào thủ đô Phnom Penh. Một giờ sau họ đã ra lệnh giới nghiêm.

Không có ngoại lệ.

Các bệnh viện đã được dọn sạch; các bác sĩ buộc phải ngừng hoạt động vào giữa ca mổ. Những bệnh nhân đang hấp hối bị đẩy ra đường phố trên giường bệnh.

"Tôi đang ở trong lớp học khi họ xông vào”, ông Prak Sarinn, một cựu giáo viên nói, "Họ dí súng vào chúng tôi và bảo tất cả chúng tôi phải đi về nông thôn. Những đứa trẻ bật khóc. Tôi hỏi liệu chúng tôi có thể về nhà để gặp gia đình trước không, họ nói không. Thế nên chúng tôi buộc phải đi, và hầu hết những đứa trẻ đã chết vì kiệt sức hoặc đói. Tôi không bao giờ gặp lại gia đình mình nữa".

Ông Sarinn sống sót bằng vỏ bọc nông dân – tầng lớp duy nhất "được chấp nhận".

Phnom Penh trở thành "thành phố chết" với các lệnh giới nghiêm

Khi quân đội Việt Nam tiến vào giải phóng Phnom Penh vào tháng Giêng năm ngoái, kết thúc bốn năm rưỡi của khủng bố, họ đã tìm thấy một thành phố gần như giống hệt khi nó bị giới nghiêm vào ngày đầu tiên của "Năm Zero".

Đó là một cảnh tượng khó quên, khó quên. Trong sự im lặng, ẩm ướt và thiếu dưỡng khí, nó giống như một thành phố không người, chỉ có các tòa nhà.

Nhà, căn hộ, văn phòng, trường đại học, trường học, khách sạn bị bỏ hoang và mở cửa, khi hơn hai triệu người bị đưa ra đầu mũi súng, hầu hết trong số họ đã chết.

Một tấm bằng tốt nghiệp y khoa nằm trên một con đường; một chiếc xe ba bánh bị nghiền nát trong máng thoát nước; đèn giao thông bị kẹt trong màu đỏ. Ngoại trừ ở trung tâm, không nơi nào có điện.

Không có nước máy và nước uống; các hồ chứa vẫn bị ô nhiễm với thi thể người.

Tại ga đường sắt, xe lửa đứng chơ vơ trên các đường ray. Đằng sau một ngôi chùa là một đống điện thoại bị đốt cháy.

Từ “Năm Zero”, không có điện thoại, không bưu điện, không có liên lạc dưới bất kỳ hình thức nào; và không có tiền.

Cơn gió mùa buổi chiều ập đến và máng xối đột nhiên tràn ngập giấy. Nhưng nó không phải là giấy, đó là tiền. Tiền rải đầy trên các đường phố, hầu hết đều có số serries mới. Trên một góc tiền có ghi: Ngân hàng Nhà nước Campuchia.

Khmer Đỏ trước khi rút chạy đã cho nổ Ngân hàng Nhà nước, và một lượng tài sản vô giá trị đổ ra từ đó.

Có những quyển séc vẫn còn trên quầy, ghi tháng 4 năm 1975 - năm Zero. Một cặp kính vỡ nằm trên sổ cái đang để mở.

Tiền ở khắp mọi nơi: sàn nhà trơn trượt với tiền xu và hộp ghi chú mới được xếp chồng lên nhau khi chúng được nhận từ nhà cung cấp ở London cách đây bốn năm rưỡi.

Thành phố như trong một giấc mơ.

Một nhà thờ Gothic tráng lệ được người Pháp xây dựng trong thế kỷ XIX đã không còn. Khmer Đỏ không chỉ phá hủy nó; chúng tháo dỡ đá từng viên đá, như thể nó chưa bao giờ tồn tại.

Từ năm Zero, mọi tôn giáo đều được tuyên bố là "bất lợi" cho đất nước mà đời sống chủ yếu xoay quanh giáo lý của Đức Phật trong nhiều thế kỷ.

Ký ức sinh động nhất của tôi về Campuchia trong lần cuối tôi đến đây là một vùng đất đầy các nhà sư áo vàng. Giờ thì không còn một ai; bất cứ ai bị trông thấy đang cầu nguyện đều bị giết.

Qua một nhà thờ, tôi nhìn thấy một người đàn ông và một cậu bé, bước đi với vẻ sợ hãi mà tất cả những người sống sót ở đất nước này đều có. Cậu bé mười lăm tuổi trông như mới chín tuổi, và cậu ấy đang đói. Cha cậu bé bị mù và rất nhiều sẹo trên cơ thể do bệnh đậu mùa.

Ông ấy là thợ mộc và tên là Khim Kon. "Thằng bé này," ông nói, vỗ nhẹ vai con trai mình, "là người thân duy nhất của tôi còn lại. Vì chúng tôi đến từ thành phố, chúng tôi bị phân loại 'người mới', và phải làm việc từ 3 giờ sáng đến 11 giờ đêm, cả trẻ con. “Vợ tôi và ba đứa con trai khác đều đã chết”.

Sổ tay của tôi chứa đầy những câu chuyện kinh khủng tương tự, mà đến trực tiếp từ những người đơn giản không có lý do để nói dối. Tôi vẫn chưa tìm được một gia đình nào còn nguyên vẹn.

(Còn tiếp)