Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?

ANTD.VN - Theo giới chuyên gia quân sự Nga, các tổ hợp tên lửa phòng không MIM-23 HAWK Mỹ cấp cho Ukraine được sản xuất từ những năm 1960, đến nay đã thực sự lỗi thời.
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Vừa qua các nước NATO đã quyết định đẩy mạnh cung cấp các hệ thống phòng không cho Ukraine sau khi Nga tấn công vào hàng loạt cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này từ giữa tháng 10.
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Ngoài một số tổ hợp tiên tiến như: NASAMS, Crotale, IRIS-T, phương Tây tiếp tục cung cấp cho Kiev các thiết bị quân sự lỗi thời, mặc dù trong các phát ngôn, họ đưa ra lời hứa hẹn “hỗ trợ toàn diện” nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của Quân đội Ukraine.
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Các tổ hợp tên lửa phòng không MIM-23 HAWK Mỹ sắp cấp cho Ukraine là một trong số các mẫu vũ khí được coi là lỗi thời. Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung này do Tập đoàn Raytheon phát triển và được đưa vào biên chế trang bị lực lượng phòng không Mỹ vào những năm 1960.
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Kể từ đó, MIM-23 HAWK đã được hiện đại hóa nhiều lần, được sửa đổi để đánh chặn tên lửa. Trong những năm 1990, họ đã bổ sung các radar hiện đại để phát hiện, theo dõi và đánh dấu mục tiêu, một đầu đạn mới cho tên lửa và tăng khả năng chống chiến tranh điện tử.
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Có thể nói MIM-23 HAWK là một trong những tổ hợp phòng không tham chiến nhiều nhất. Nó xuất hiện lần đầu tiên ở bên Israel trong “Cuộc chiến tranh sáu ngày” năm 1967, nhưng không thành công, vì thường xuyên có những lần bắn hụt và bắn nhầm vào các máy bay chiến đấu của họ.
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Đến “Chiến tranh Yom Kippur” (Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973), Tập đoàn công nghiệp quân sự Mỹ đã khắc phục những thiếu sót của dòng tên lửa này trong cuộc chiến trước, giúp quân đội Israel bắn rơi 17 máy bay và trực thăng của khối Ả Rập.
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Phiên bản số lượng lớn nhất là I-HAWK (Improved HAWK) có khả năng bắn trúng mục tiêu ở phạm vi từ 1 đến 35 km và ở độ cao từ 6 đến 18 km. Về đặc điểm kỹ chiến thuật, nó tương đương với các tổ hợp tên lửa phòng không S-125 "Neva" và 2K12 "Kub"/"Kvadrat" của Liên Xô, vốn đã được rút khỏi biên chế từ lâu trong quân đội Nga.
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Trong vài thập kỷ, tổ hợp này đã thể hiện ưu điểm trong hàng chục cuộc xung đột trên khắp thế giới. Tuy nhiên, do được chế tạo bằng công nghệ thập niên 60 của thế kỷ trước nên dù có nâng cấp hết cỡ đến mức nào, HAWK cũng không còn phù hợp cho các cuộc chiến tranh thế kỷ 21.
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Những mẫu thử MIM-23 HAWK cuối cùng của quân đội Mỹ được loại biên và đưa vào lưu kho vào năm 2002, thay thế chúng bằng các hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) hoạt động như một tên lửa đất đối không dẫn đường bằng hồng ngoại.
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Hiện chưa rõ tình trạng của các hệ thống phòng không này sau một thời gian dài cất trữ và bảo dưỡng là như thế nào. Ngoài ra, không rõ liệu ngành công nghiệp phương Tây còn dây chuyền sản xuất loại tên lửa này để tái khởi động việc tiếp tục sản xuất hàng loạt hay không.
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Đức đã phải đối mặt với vấn đề như vậy. Berlin không thể sản xuất đủ số lượng đạn cần thiết cho pháo phòng không tự hành Gepard, được chuyển giao cho Ukraine vào mùa hè. Bundeswehr đã loại bỏ những khẩu pháo tự hành này vào năm 2010 và hiện yêu cầu sự giúp đỡ từ Thụy Sĩ, nơi sản xuất các loại đạn pháo cần thiết.
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Số phận của những "món quà lỗi thời" khác đối với Kiev cũng rất mơ hồ, ví dụ như hệ thống phòng không Crotale của Pháp, được đưa vào biên chế lực lượng vũ trang nước này từ năm 1971. Từ đó đến nay, không có bất cứ báo cáo nào về hiệu quả của chúng ngoài mặt trận.
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Theo công bố, bản sửa đổi mới nhất của Crotale là Crotale Mk.3 trong các cuộc thử nghiệm năm 2008 đã bắn hạ 2 máy bay không người lái ở độ cao 500 và 970 mét, nhưng không rõ hiệu quả đánh chặn của nó ở độ cao thấp, trong phạm vi hoạt động của vũ khí tấn công chính xác của Nga.
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?
Tên lửa MIM-23 HAWK Mỹ: Hào quang quá khứ vô dụng trong chiến tranh hiện đại?