Tại sao Nga không có câu trả lời trước tiêm kích F-35 ở 'chế độ quái thú'

ANTD.VN - Khi tiêm kích F-35 tác chiến ở "chế độ quái thú" cũng đồng nghĩa với phòng không đối phương đã bị xóa sổ hoàn toàn.

Nga bị nhận xét sẽ không thể đưa ra câu trả lời với tiêm kích F-35 ở trong "Chế độ quái thú'"- đây là thời điểm khi chiếc Lightning II treo vũ khí bên ngoài thay vì đưa toàn bộ vào khoang trong thân.

Thông thường F-35 có 2,5 tấn vũ khí bên trong. Ở cái gọi là "chế độ quái thú", nó có thể mang theo khoảng 10 tấn đạn dược - bên trong và bên ngoài, tức là gần gấp 4 lần "chế độ tàng hình". Nhưng điều đó khiến tiết diện radar lớn hơn và hạn chế khả năng tránh radar của nó.

Đầu tiên và quan trọng nhất, nhiệm vụ của F-35 là thiết lập ưu thế và thống trị trên không. Trong những ngày đầu của cuộc xung đột, khi ưu thế trên không vẫn còn ở thế cân bằng, các nhà hoạch định quốc phòng có thể hình dung vai trò của F-35 một cách khác biệt.

Khi đó, nhiệm vụ của F-35 bao gồm việc loại bỏ các mối đe dọa lớn trong vùng trời đang tranh chấp và thu thập dữ liệu tình báo, giám sát và trinh sát để tìm hiểu thêm về kẻ thù. Chế độ này được gọi là “Ngày thứ nhất”.

Một khi đã giành được ưu thế trên không, F-35 sẽ có thể mang theo đầy đủ tên lửa và bom để tấn công các cơ sở của đối phương và những mục tiêu mặt đất khác - để phục vụ như cái mà nhiều người gọi là “xe chở bom”.

Đây là những gì mà Tập đoàn Lockheed Martin đã nói đến khi quảng cáo về khả năng tham gia không chiến đã vai trò của Máy bay chiến đấu liên hợp F-35 Lightning II.

Mùa hè này, Không quân Hoàng gia Australia đã thực hiện chế độ như vậy cho F-35A. Máy bay mang đầy đủ vũ khí ở khoang bên trong với nhiều loại tên lửa không đối không và không đối đất, nhưng chúng còn mang theo 4 quả bom GBU-12 ở cánh.

Đây là những gì nhiều người gọi là "chế độ quái thú". Các máy bay chiến đấu của Australia đã những thả bom treo bên ngoài chiếc F-35 trong khuôn khổ cuộc tập trận mang tên Arnhem Thunder 21.

Vào mùa xuân năm nay, biến thể STOVL (cất cánh và hạ cánh thẳng đứng) F-35B của Hải quân Italia cũng đã tiến hành thử nghiệm ở "chế độ quái thú" với tàu sân bay ITS Cavour, chúng cũng sử dụng bom GBU-12.

Đối với nhiệm vụ không đối đất ở chế độ quái thú, F-35 sẽ mang 2 quả tên lửa ngoài tầm nhìn AIM-120 AMRAAM; 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9X Sidewinder; 6 bom JDAM loại 2.000 pound, và pháo 25 mm bên trong.

Còn trong nhiệm vụ không đối không, "chế độ quái thú" có nghĩa là 14 AMRAAM và 2 Sidewinders. Điều này có thể sẽ được thực hiện trong các nhiệm vụ thuộc "Ngày thứ hai", khi ưu thế trên không chưa được thiết lập rõ ràng.

Một lần nữa cần nhấn mạnh, ưu thế trên không nên thiết lập trước khi "chế độ quái thú" được thực hiện. Điều đó có nghĩa là máy bay địch và hệ thống tên lửa đất đối không cùng với mạng lưới radar đã bị vô hiệu hóa.

Tàng hình trong trường hợp này không quan trọng lắm. "Chế độ quái thú" tạo ra tiết diện radar lớn hơn và do đó máy bay sẽ dễ bị cảm biến của đối phương phát hiện hơn. Rõ ràng, điều này sẽ rủi ro hơn so với việc chỉ mang một lượng vũ khí nhẹ bên trong.

Nhưng các nhà hoạch định chiến đấu trên không sẽ giả định rằng cuộc xung đột khi đó đã ở giai đoạn “Ngày thứ ba” tức là kẻ thù đã bị suy giảm khả năng chiến đấu đáng kể, khi đó khả năng tàng hình là yếu tố ít quyết định tới kết quả.

Tất cả điều này giả định rằng Ngày thứ nhất, Ngày thứ hai và Ngày thứ ba diễn ra theo đúng kế hoạch, tuy nhiên chúng ta biết rằng chiến đấu không phải lúc nào cũng tuân theo một công thức đơn giản như vậy.

Nhưng "chế độ quái thú" trên F-35 là một thực tế và nó cho thấy sức mạnh tổng thể của chiếc Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp.