- Đức cung cấp cho Ukraine loạt vũ khí chưa từng công bố?
- Nga lập tức tấn công đáp trả nếu Ukraine đưa quân vào Transnistria?
- Tàu ngầm hạt nhân NATO tập trung bất thường để gửi tín hiệu cứng rắn tới Nga
|
Tháng trước, Serbia đã nhận được hệ thống đất đối không tinh vi HQ-22 do hàng chục máy bay vận tải Y-20 của Không quân Trung Quốc chuyển giao. |
|
Đây được cho là chuyến vận chuyển vũ khí lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc cho châu Âu. |
|
Hôm 30-4, công chúng và giới truyền thông đã được mời tham dự buổi trình diễn tại sân bay quân sự Batajnica gần Belgrade, nơi các tên lửa của Trung Quốc và Pháp được xếp bên cạnh trực thăng, máy bay không người lái của Trung Quốc và máy bay chiến đấu của Nga. |
|
Mặc dù Serbia chính thức tìm kiếm tư cách thành viên Liên minh châu Âu, nhưng nước này chủ yếu trang bị vũ khí của Nga và Trung Quốc, bao gồm xe tăng chiến đấu T-72, máy bay chiến đấu MiG-29, trực thăng tấn công Mi-35 và máy bay không người lái. |
|
Từ năm 2020, các quan chức Mỹ đã cảnh báo Belgrade không nên mua các hệ thống tên lửa HQ-22, phiên bản xuất khẩu được gọi là FK-3. |
|
Washington nói rằng, nếu Serbia thực sự muốn gia nhập EU và các liên minh phương Tây khác, nước này phải căn chỉnh các thiết bị quân sự của mình theo các tiêu chuẩn của phương Tây |
|
Hệ thống tên lửa HQ-22 của Trung Quốc đã được so sánh rộng rãi với hệ thống tên lửa đất đối không S-300 của Mỹ và S-300 mặc dù nó có tầm bắn ngắn hơn so với các hệ thống S-300 tiên tiến hơn. |
|
Serbia là nước châu Âu đầu tiên sử dụng tên lửa của Trung Quốc |
|
“Tôi tự hào về quân đội Serbia, tôi tự hào về sự tiến bộ vượt bậc này”, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic, phát biểu khi dự buổi trình diễn |
|
Ông Aleksandar Vucic nói rằng tên lửa Trung Quốc, cũng như các khí tài quân sự khác được chuyển giao gần đây, không phải là mối đe dọa đối với bất kỳ ai và chỉ thể hiện một “sự răn đe mạnh mẽ” chống lại những kẻ tấn công tiềm năng. |
|
Serbia từng xảy ra chiến tranh với các nước láng giềng ở Balkan trong những năm 1990, không công nhận nền độc lập của Kosovo sau khi họ tuyên bố tách ra vào năm 2008. |
|
Tổng thống Vucic cho biết, Serbia cũng đang đàm phán mua máy bay phản lực đa năng Dessault Rafale của Pháp, cũng như máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của Anh. Ông nói rằng, chỉ có "rào cản chính trị" mới có thể ngăn cản việc mua máy bay của phương Tây. |
|
Hiện có nhiều lo ngại rằng Nga có thể đẩy đồng minh của mình là Serbia vào một cuộc xung đột vũ trang với các nước láng giềng để phần nào chuyển sự chú ý của dư luận khỏi xung đôt ở Ukraine. |
|
Mặc dù Serbia đã bỏ phiếu ủng hộ các nghị quyết của Liên hợp quốc lên án các cuộc tấn công của Nga ở Ukraine, nhưng nước này đã từ chối tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Matxcơva |