- Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Chủ tịch tỉnh được phạt vi phạm giao thông tới 75 triệu đồng?
- Quy định mới nhất về điều kiện để xe ô tô từ nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm của thanh tra giao thông theo đề xuất mới nhất
Về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác, Điều 77 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định:
Lòng đường được sử dụng cho mục đích giao thông; vỉa hè được sử dụng cho người đi bộ. Trường hợp cần thiết sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phục vụ sự kiện chính trị, hoạt động văn hoá, thể thao và mục đích khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phải có phương án sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè và được cơ quan có thẩm quyền cho phép; cơ quan cho phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè gửi thông báo ngay cho cơ quan CSGT.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè chỉ được sử dụng đúng mục đích do cơ quan có thẩm quyền cho phép; chấp hành các yêu cầu của CSGT; không làm mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hoàn trả nguyên trạng lòng đường, vỉa hè sau khi kết thúc việc sử dụng.
Cơ quan CSGT có trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Thông báo, thực hiện phương án phân luồng giao thông tạm thời;
Giải quyết các tình huống gây mất an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè không bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì tạm thời đình chỉ hoạt động, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh phương án sử dụng cho phù hợp.
Như vậy, Cảnh sát giao thông có trách nhiệm tạm thời đình chỉ hoạt động đối với hoạt động vỉa hè không bảo đảm yêu cầu về ANTT, an toàn giao thông đường bộ cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh phương án sử dụng cho phù hợp.
Về mức xử phạt đối với hành vi buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 100-200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200- 400.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi vi phạm sau:
Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng; Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4-6 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi: Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ;
Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông;
Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 5 m2 làm nơi trông, giữ xe; Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
Phạt tiền từ từ 3-5 triệu đồng đối với cá nhân, từ 6-10 triệu đồng đối với tổ chức tự ý đập phá, tháo dỡ bỏ vỉa hè hoặc sửa chữa, cải tạo vỉa hè trái phép;
Phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với cá nhân, từ 10-14 triệu đồng đối với tổ chức khoan, đào, xẻ đường, hè phố trái phép hoặc tự ý tháo, mở làm hư hỏng nắp cống, nắp ga các công trình ngầm, hệ thống tuy nen trên đường giao thông.