Quốc gia đầu tiên có không quân sở hữu 100% chiến đấu cơ thế hệ 5

ANTD.VN - Không phải Mỹ mà Na Uy mới là quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu không quân với 100 chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, đó chính là những chiếc tiêm kích tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất.
Được biết Oslo đã loại biên toàn bộ chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 để biên chế duy nhất một chủng loại máy bay chiến đấu mới là những chiếc F-35 mua từ Mỹ.
Na Uy trước nay luôn là một khách hàng và đối tác được Mỹ ưu tiên trong cả chương trình phát triển F-16 lẫn F-35.
Trước đó họ đã được bàn giao những chiếc F-16 lần đầu tiên vào năm 1980, chỉ 2 năm sau Không quân Mỹ, và nhận được những chiếc F-35 vào năm 2015, cùng năm với Không quân Mỹ.
Việc Na Uy chuyển sang sở hữu 100% chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 là có nguyên nhân, thứ nhất là nhờ vào mối quan hệ thân thiết với Mỹ,
Thứ hai là họ sở hữu phi đội khá nhỏ, do đó mà số lượng F-35 cần mua để lấp đầy chỗ trống là điều không mấy khó khăn. Được biết nước này đã đặt mua hơn 50 chiếc chiến đấu cơ tàng hình này từ Mỹ.
Hiện chưa rõ sau Na Uy thì nước nào trên thế giới sẽ sở hữu một đội bay toàn chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.
Việc không quân sở hữu toàn chiến cơ F-35 được coi là phi thực tế đối với Mỹ, nhưng lại hoàn toàn có khả năng xảy ra đối với những nước có lực lượng không quân quy mô nhỏ như Bỉ, Thụy Sĩ và Phần Lan.
Tuy nhiên, việc thay thế F-16 bằng F-35 cũng có cái giá của nó, không chỉ nói đến chi phí lớn khi mua mà còn cả chi phí bảo dưỡng cao hơn đáng kể, phụ tùng thay thế cũng sẽ khan hiếm lúc ban đầu.
Chi phí vận hành tiêm kích tàng hình F-35 cũng cao hơn đáng kể so với các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4.
Đây sẽ là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng nếu xảy ra chiến tranh, khi mà các đường dây cung ứng bị vắt kiệt, những phụ tùng thay thế khan hiếm,
Tuy vậy trong tương lai gần khi dây chuyển sản xuất vận hành hết công suất, vấn đề này sẽ được giải quyết..
Hiện tại F-35 mới chỉ đạt được khả năng hoạt động cơ bản bước đầu, dự kiến là đến sau năm 2025 chiến đấu cơ này mới thực sự sẵn sàng lao vào các trận chiến căng thẳng.
Lầu Năm Góc hiện nay vẫn tiếp tục trì hoãn việc cấp phép cho mẫu F-35 được sản xuất với quy mô lớn, do mẫu máy bay này vẫn còn một số vấn đề kỹ thuật cần giải quyết.
Chính một số khiếm khuyết này của F-35 đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích kịch liệt của giới chức Mỹ, trong đó có 2 vị cựu Bộ trưởng Quốc phòng.
Cũng do sự thiếu tính sẵn sàng chiến đấu của F-35, nên Na Uy sẽ buộc phải dựa vào nước khác trong lĩnh vực phòng không trong một khoảng thời gian.
Tuy nhiên, đến khi đã có mức độ sẵn sàng chiến đấu cao, F-35 sẽ trở thành lực lượng vững chắc hơn nhiều của Không quân Hoàng gia Na Uy nếu so với F-16.
Thêm nữa, do chương trình F-35 sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm, nên phi đội F-35 sẽ còn được nâng cấp thêm nhiều lần nữa để nâng cao khả năng hoạt động của chúng.
Dự án tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II được Mỹ khởi động từ năm 2001, đây là dự án vũ khí đắt nhất lịch sử Mỹ với giá trị 1.500 tỷ USD.
Dự kiến sẽ có tới 3.200 chiếc được chế tạo để phục vụ trong không quân Mỹ và đồng minh.
Tiêm kích tàng hình này có khả năng tiếp liệu trên không, giúp mở rộng tối đa phạm vi hoạt động.
Dù là dòng tiêm kích một động cơ nhưng khả năng mang vác vũ khí rất đáng nể, khi ở chế độ tàng hình chúng có thể mang theo 2,5 tấn, nhưng khi không ở chế độ tàng hình chúng có thể mang tối đa tới 10 tấn vũ khí.
Mặc dù bị nhiều tai tiếng, nhưng những kiểm nghiệm tập trận cho thấy F-35 là những chiến đấu cơ đáng sợ và có năng lực chiến đấu tuyệt vời.
Đối đầu với những tiêm kích thế kệ thứ 4 nổi tiếng như F-15 của Mỹ, Rafale của Pháp và Typhoon của Châu Âu, F-35 thường thắng ở thế áp đảo trong không chiến giả định.
Trong thực chiến tại Afghanistan và đặc biệt tại Syria, chiến đấu cơ F-35 Lightning II cũng chứng minh đây là dòng chiến đấu cơ đáng gờm.
F-35 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 duy nhất đang được Mỹ xuất khẩu cho đồng minh.
Hiện đã có hơn 1.000 chiếc F-35 Lightning II với các biến thể khác nhau đã được sản xuất, hiện chúng vẫn đang được các quốc gia tiếp tục đặt mua.