[ẢNH] "Sát thủ câm lặng" thế hệ mới của Nga tiếp tục gây thất vọng lớn

ANTD.VN - Tàu ngầm diesel-điện Kronstadt - chiếc thứ hai của lớp Lada Dự án 677 mặc dù có thời gian thi công dài kỷ lục nhưng khi gia nhập Hải quân Nga nó sẽ không sở hữu đầy đủ sức mạnh như thiết kế.
[ẢNH]
Hôm 20/8, tàu ngầm diesel-điện Kronstadt - chiếc thứ hai thuộc lớp Lada - Dự án 677 (tên định danh NATO là Saint Peterburg) đã được hạ thủy tại Nhà máy đóng tàu Admiralty.
[ẢNH]
Được khởi đóng suốt từ năm 2005 nhưng thật đáng ngạc nhiên là chiếc tàu ngầm với lượng giãn nước chỉ hơn 2.600 tấn này lại cần tới 13 năm nằm trong nhà xưởng mới được xuống nước.
[ẢNH]
Điều này được lý giải là do lớp tàu ngầm Lada mang trong mình quá nhiều công nghệ mới lạ lẫm với người Nga, nổi bật là động cơ đẩy độc lập với không khí (AIP).
[ẢNH]
Nhờ động cơ AIP mà tàu ngầm Lada có thể hoạt động liên tục ở chế độ lặn với thời gian lâu hơn rất nhiều so với lớp Kilo do không phải nổi lên để chạy động cơ diesel nhằm sạc các tấm ắc quy.
[ẢNH]
Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm cũng như đủ kỹ thuật để chế tạo động cơ AIP mà chiếc tàu ngầm đầu tiên của lớp Lada mang tên Saint Peterburg đã phát sinh rất nhiều lỗi nghiêm trọng.
[ẢNH]
Động cơ AIP của tàu bị nhận xét là quá thiếu an toàn, dễ gây cháy nổ, do quá trình lưu trữ khí Hydro - "phế phẩm" của quá trình lọc khí Oxi từ nước biển chưa đủ độ tin cậy.
[ẢNH]
Tàu ngầm Saint Peterburg được hạ thủy cho Hải quân Nga suốt từ năm 1997 và phải tới năm 2010 nó mới được chấp nhận đưa vào lực lượng tác chiến, nhưng chủ yếu thời gian nó chỉ nằm tại cảng chứ không ra khơi.
[ẢNH]
Nhưng việc tàu ngầm Saint Peterburg vẫn được Hải quân Nga chấp nhận đưa vào biên chế đã làm dấy lên hy vọng rằng cuối cùng Moskva cũng đã làm chủ công nghệ chế tạo động cơ AIP để lắp cho những chiếc Lada tiếp theo.
[ẢNH]
Nhưng hy vọng đã sớm biến thành thất vọng khi theo thông tin mới nhất, tàu ngầm diesel-điện Kronstadt được hoàn thiện mà không hề có khoang động cơ AIP.
[ẢNH]
Điều này khiến cho lớp Lada không tạo ra được lợi thế nào đáng kể khi đặt cạnh lớp Kilo thế hệ cũ, nó chỉ có chút ít tiên tiến hơn khi giảm được kích thước cùng với thủy thủ đoàn.
[ẢNH]
Tổng giám đốc Nhà máy đóng tàu Admiralty, ông Alexander Buzakov từng kỳ vọng rằng sau khi hạ thủy chiếc Kronstadt thì họ sẽ nhận được hợp đồng đóng mới thêm nhiều tàu nữa cho Hải quân Nga cũng như tìm được khách hàng nước ngoài.
[ẢNH]
Nhưng mơ ước của ông Alexander Buzakov rất khó trở thành sự thật khi mà chính Hải quân Nga đã yêu cầu phát triển lớp tàu ngầm thông thường mới mang tên Kalina với yêu cầu tiên quyết là phải có động cơ AIP.
[ẢNH]
Trên thị trường vũ khí thế giới, khách hàng nước ngoài lại có quá nhiều lựa chọn về chủng loại tàu ngầm AIP do các quốc gia châu Âu hay thậm chí là Trung Quốc và Hàn Quốc chế tạo.
[ẢNH]
Điều đó cho thấy công nghệ kỹ thuật quân sự Nga còn rất nhiều thứ chưa vượt qua được "cái bóng" lớn mà Liên Xô để lại, dẫn đến mất lợi thế cạnh tranh.
[ẢNH]
Một trong số những đề xuất được đưa ra đó là Hải quân Nga sẽ phải nhập khẩu ngược công nghệ động cơ AIP để tích hợp cho những chiếc Lada tiếp theo hay Kalina sắp được chế tạo.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]