[ẢNH] Mỹ "đào lại" số tên lửa bị hủy bỏ sau khi INF bị đổ bể, Nga lại không cần làm vậy, vì sao?

ANTD.VN - Mỹ đã quyết định tái biên phiên bản Tomhawk phóng từ mặt đất với tên mã BGM-109G sau khi thỏa thuận INF với Nga bị đổ bể, nhưng liệu Nga có hồi sinh "quỷ thần" RSD-10, loại tên lửa từng làm Mỹ lo lắng?
[ẢNH] Mỹ
RSD-10 và MGM-31 Pershing II, BGM-109G trở thành đề tài nóng bỏng trong mối quan hệ Liên Xô - Mỹ trước đây. Chính điều này dẫn tới kí kết hiệp ước hạn chế tên lửa tầm trung (INF) để phá hủy các loại vũ khí này.
[ẢNH] Mỹ
Tuy nhiên giờ đây hiệp ước INF đã bị hủy bỏ, Mỹ đã công khai cho biết họ sẽ sớm tái sản xuất phiên bản của Tomahawk bắn từ mặt đất mang tên mã BGM-109G.
[ẢNH] Mỹ
Giới quan sát đặt ra liệu Nga có hồi sinh dòng tên lửa hạt nhân đáng sợ RSD-10 để trả đũa?
[ẢNH] Mỹ
Hiệp ước INF được tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký vào năm 1987 nhằm hạn chế phát triển các loại tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn từ 500-5.000km.
[ẢNH] Mỹ
Từ hiện ước này, các bên đồng ý giải giáp gần 2.700 tên lửa hạt nhân tầm gần và trung, chấm dứt thế đối đầu hạt nhân mang nhiều rủi ro giữa Mỹ và Liên Xô tại châu Âu.
[ẢNH] Mỹ
Những vũ khí như vậy được coi là đặc biệt nguy hiểm vì chúng chỉ mất vài phút để tiếp cận mục tiêu, khiến các nhà lãnh đạo chính trị có rất ít thời gian để cân nhắc phản ứng và làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân trong trường hợp cảnh báo tấn công sai.
[ẢNH] Mỹ
Năm 1976, khi Liên Xô triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung di động RSD-10 Pioneer với tầm bắn khoảng 5.000km đã tạo nên mối đe dọa lớn cho các nước phương Tây.
[ẢNH] Mỹ
RSD-10 đã khiến năng lực răn đe hạt nhân của NATO “tuột dốc không phanh”.
[ẢNH] Mỹ
Nhằm tạo lợi thế trước Mỹ và phương Tây, Nga đã thiết kế một loại tên lửa đạn đạo hạt nhân cực kỳ đáng sợ mang tên RDS-10.
[ẢNH] Mỹ
Ngay khi triển khai RDS-10, Mỹ và phương Tây cảm thấy bất an vì loại tên lửa hạt nhân này vượt trội so với những sản phẩm cùng loại của Mỹ.
[ẢNH] Mỹ
Nó đe dọa nghiêm trọng cán cân quân sự giữa hai khối cường quốc này.
[ẢNH] Mỹ
Tên lửa RSD-10 có trọng lượng lên tới 37,1 tấn. Tuy nhiên do được triển khai trên xe tải hạng nặng nên tên lửa vẫn có sự cơ động đáng nể.
[ẢNH] Mỹ
Tên lửa có chiều dài 16,5m, đường kính 1,8m.
[ẢNH] Mỹ
Loại tên lửa này được trang bị tới 3 đầu đạn hạt nhân với sức công phá 150kt mỗi đầu. Hình ảnh đầu đạn hạt nhân của tên lửa RSD-10.
[ẢNH] Mỹ
Những đầu đạn hạt nhân này hoàn toàn có thể độc lập tấn công các mục tiêu khác nhau.
[ẢNH] Mỹ
Phạm vi hoạt động của loại tên lửa này lên tới 5.500km. Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính cho độ sai số khoảng 400m.
[ẢNH] Mỹ
Tuy RSD-10 là một trong những vũ khí đáng sợ, nhưng chính Tổng thống Nga cho biết nước này hoàn toàn có thể chế tạo những phiên bản tên lửa tầm trung cực hiện đại.
[ẢNH] Mỹ
Điều này gián tiếp khẳng định dù INF có thể dẫn tới việc Mỹ lôi những tên lửa từng bị loại biên từ lâu vào biên chế, nhưng Nga lại không cần làm điều này.
[ẢNH] Mỹ
Hiện năng lực chế tạo tên lửa của Nga đang có những bước tiến cực mạnh, dựa trên những kinh nghiệm từ thời Liên Xô, Nga hoàn toàn có thể chế tạo loại tên lửa có sức công phá như RSD-10 nhưng lại chính xác hơn rất nhiều.
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ
[ẢNH] Mỹ