[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là "độc nhất vô nhị" trên thế giới

ANTD.VN - Vào hôm 22-5, không quân Israel tuyên bố tiêm kích tàng hình F-35I của nước này đã tham chiến ở nhiều mặt trận khác nhau bằng việc công bố bức ảnh nó đang bay trên bầu  trời Beirut. Ngoài việc là nước đầu tiên, trước cả Mỹ, đưa mẫu tiêm kích này vào thực chiến, phiên bản máy bay của Israel còn được cho là có một không hai trên thế giới.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Ở các máy bay chiến đấu thế hệ 4, việc nhà sản xuất biến đổi một loại tiêm kích cho phù hợp với yêu cầu riêng của từng nước là điều rất phổ biến.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Tuy nhiên, Lockheed Martin đến nay vẫn từ chối mọi biến đổi lớn cho F-35 theo yêu cầu của các nước ngoài ngay cả khi những quốc gia đó đóng góp hàng triệu USD cho chương trình phát triển mẫu tiêm kích này.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Việc tạo ra các phiên bản đặc biệt được cho là sẽ kéo dài quá trình sản xuất, đồng thời nâng giá bán lên cao hơn bình thường. Thời hạn bàn giao và chi phí hiện vốn vẫn là vấn đề lớn của F-35 trong nhiều năm qua.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Tuy nhiên, Israel lại là một ngoại lệ đối với quy định trên, bất chấp việc nước này không phải là nhà đầu tư vào chương trình máy bay F-35.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Israel đã nhanh chóng kí hợp đồng mua 50 tiêm kích F-35I Adir của Mỹ trị giá hàng tỉ USD, kèm theo điều kiện cánh máy bay và hệ thống mũ bảo hiểm hiện đại phải được sản xuất ở Israel.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Ngoài ra, các trung tâm bảo dưỡng sẽ do Tập đoàn Công nghiệp hàng không Israel (IAI) kiểm soát thay vì Lockheed Martin.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Tuy nhiên, điều mang lại sự khác biệt giữa phiên bản F-35I Adir so với nguyên bản F-35 được cho là nằm ở việc Lockheed Martin cho phép Israel trang bị hệ thống Chỉ hủy – Kiểm soát – Liên lạc – Tính toán (C4) lên máy tính của mẫu tiêm kích này.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Hệ thống máy tính phức tạp và cơ chế hỗ trợ hậu cần dưới mặt đất của F-35 đã là vấn đề từ lâu đối với mọi quốc gia sử dụng F-35, do đó, quân đội nước ngoài luôn muốn có quyền can thiệp vào mã nguồn nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích và thói quen sử dụng.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Lockheed Martin luôn từ chối yêu cầu này vì nhiều lí do liên quan đến bản quyền thương mại và an ninh.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Tuy nhiên, trên F-35I, phần mềm C4 của Israel lại được cài đặt trên quyền đối với hệ thống kiểm soát hoạt động máy bay của Lockheed Martin.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Một trong những tính năng trọng yếu của C4 đó là tổng hợp dữ liệu thu được từ các hệ thống cảm biến trên F-35I và chia sẻ nó với những lực lượng đồng minh.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
C4 đương nhiên sẽ tương thích với các hệ thống chia sẻ dữ liệu đang được dùng bởi lục, hải và không quân Israel, do đó sẽ tận dụng tối đa được khả năng hiệp đồng tác chiến.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Hệ thống C4 cũng cho phép Israel có thể trang bị thêm các hệ thống điện tử hàng không phòng thủ khác như thiết bị tác chiến điện tử do nước này tự phát triển.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Israel còn đang thiết kế thêm nhiều thùng nhiên liệu phụ cho F-35 nằm giúp tăng tầm hoạt động của mẫu máy bay này.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Thùng nhiên liệu đầu tiên được đặt ở cánh máy bay, mang theo khoảng 425 lít nhiên liệu. Nó sẽ được thả rơi khi gần tới không phận của đối phương nếu tham gia các hoạt động cần đến tính năng tàng hình.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Trong tương lai, Israel còn muốn can thiệp vào khung máy bay của F-35 nhằm bổ sung thêm thùng nhiên liệu thứ 2 mà không bị ảnh hưởng đến khả năng tàng hình hay cơ chế khí động học.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
F-35I cũng đã được cấp phép sử dụng các loại vũ khí do Israel chế tạo bao gồm tên lửa đối không tầm nhiệt Python-5 và bom lượn Spice.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Israel mong chờ khả năng tàng hình của F-35I vẫn có thể duy trì lợi thế trước các đối thủ trong khoảng 10 năm tới trước khi xuất hiện nhiều công nghệ đối phó như cảm biến điện từ, radar lượng tử hay radar tần số thấp.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Tuy nhiên, với việc được can thiệp sâu vào khung máy bay và hệ thống máy tính, Israel cũng đang giữ khả năng tự nâng cấp công nghệ tàng hình cho F-35I mà không cần nhờ đến Mỹ.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
Xa hơn, Israel hoàn toàn có thể sử dụng đặc quyền của mình để cải tiến cho F-35I khắc phục những điểm yếu hiện có như khả năng cận chiến và hỗ trợ bộ binh.
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là
[ẢNH] Lí do tiêm kích F-35I Adir là