Phát hiện loài động vật "bơi" trong cát, được cho đã tuyệt chủng và xuất hiện trở lại sau gần 100 năm

ANTD.VN - Một loài động vật quý hiếm tưởng chừng đã tuyệt chủng lại bất ngờ được tìm thấy. Đó là chuột chũi vàng, nó được phát hiện trở lại sau gần 100 năm. Lần cuối người ta tận mắt nhìn thấy loài sinh vật này là ở các cồn cát tại Nam Phi vào năm 1937.

Chuột chũi vàng Juliana (Neamblysomus julianae) dài 10-13 cm, chỉ được ghi nhận ở các cao nguyên khô cằn của Nam Phi.

Chuột chũi vàng De Winton là sinh vật sống bên dưới những lớp cát, thường rất khó phát hiện vì chúng không đào hang mà nhờ vào chất nhờn tiết ra từ lông để "bơi" bên dưới cát.

Chuột chũi De Winton là một loài động vật có vú nhỏ, ăn côn trùng. Chúng có cái tên "vàng" vì bộ lông óng ánh như ngọc trai của nó. Hơn nữa, bộ lông lung linh của sinh vật nhỏ này là do chất dầu mà chuột chũi tiết ra để giúp chúng bơi qua cát dễ dàng hơn.

Những con chuột chũi vàng De Winton bơi trong cát.

Sinh vật này hoàn toàn không có khả năng nhìn nhưng vẫn có thể săn mồi với tỷ lệ thành công cao nhờ giác quan nhạy bén, giúp nắm bắt được các chuyển động xung quanh.
Loài động vật dễ thương này rất nhút nhát. Chúng chọn những khu vực không thể tiếp cận để đào hang và có thính giác cực kỳ nhạy bén, có thể phát hiện ra những chuyển động nhỏ nhất.

Chuột chũi vàng hiếm khi để lại những đường hầm có thể nhìn thấy được từ bề mặt.

Chính thói quen đào hang của chuột chũi đã khiến các nhà nghiên cứu khó theo dõi chúng và vì loài vật này có thính giác siêu nhạy được cho là có thể phát hiện các rung động từ chuyển động trên mặt đất.

Chuột chũi vàng De Winton, được cho là được nhìn thấy lần cuối vào năm 1937 trên các bãi biển ở bờ biển phía Tây Bắc Nam Phi.

Một nhóm nghiên cứu bao gồm Tổ chức Động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (EWT) và Đại học Pretoria đã hào hứng tiết lộ phát hiện của nhóm: Sau một cuộc tìm kiếm rộng rãi, nhóm đã phát hiện thành công hai con chuột chũi vàng De Winton bên dưới cát của Port Nolloth.