Ông đồ "sấy" chữ, bà đồ tâm sự trong phiên lễ hội chữ Xuân đầu năm

ANTD.VN - Vừa viết những nét chữ thanh thoát, bà đồ Hoàng Anh Diệp (giáo viên đã nghỉ hưu) chia sẻ: "Thư pháp đối với tôi vừa là đam mê, vừa là duyên nghiệp. Tôi mong muốn giới trẻ ngày nay cố gắng học tốt, không ngừng vươn lên trong cuộc sống và nhớ về nét văn hóa truyền thống...".

Sáng 6-2, tức mùng Hai Tết, theo truyền thống hàng năm, đông đảo người dân đã đổ về Văn Miếu xin chữ may mắn đầu năm. Để xin chữ, người dân phải xếp hàng mua giấy. Mỗi tờ giấy có giá 100.000 đồng

Người dân xin chữ với mong muốn học hành đỗ đạt, thành tài, sức khỏe, may mắn...

Từ lâu, xin chữ đầu năm là một nét đẹp truyền thống của người Việt

Hai em nhỏ trong trang phục áo dài đáng yêu đi xin chữ đầu năm

Các em học sinh xin chữ với mong muốn đỗ đạt, học tốt, thi đậu...

Học sinh, sinh viên cầu may mắn tại Văn Miếu

Khu vực Hồ Văn - đối diện Văn Miếu là nơi tập trung các ông Đồ hoạt động. Rất đông người dân vào đây xin chữ

Để xin chữ ở đây, người dân phải bỏ 150.000 đồng cho chữ bình thường. Với những chữ đặc biệt, khó, giá có thể lên tới tiền triệu một chữ

Xem, chọn các mẫu chữ với ý nghĩa được thuyết minh sẵn

Một ông đồ đang phơi chữ chờ khô. Đây là Thư pháp chữ Việt, hay thư pháp Việt ngữ là chữ quốc ngữ Việt viết lối thư pháp, là một phân môn nghệ thuật xuất hiện ở Việt Nam từ thập niên 1950 - 1960.

Một thầy đồ trẻ đang viết thư pháp Việt. Đây là nghệ thuật sử dụng bút lông viết chữ Việt dựa trên cơ sở chọn lọc , có tính kế thừa và phát triển những tinh hoa của Thư pháp chữ Hán  kết hợp biến hóa với nghệ thuật viết chữ đẹp của người sử dụng hệ thống kí tự La tinh, thể hiện được phong cách riêng của tác giả, mang đến giá trị mỹ cảm cho công chúng.

Một bức thư pháp chữ Việt đậm chất nghệ thuật

Năm nào cũng vậy, gian chữ của nhà thư pháp Cung Khắc Lược luôn thu hút đông du khách tham quan. Ông được mệnh danh là một trong tứ trụ thư pháp Việt Nam, những tác phẩm của ông nổi tiếng với bố cục phóng khoáng, thể hiện nét tài hoa...

Thầy đồ dùng máy sấy tóc để làm chữ khô nhanh

Bà Đồ Hoàng Anh Diệp (giáo viên đã nghỉ hưu) chia sẻ: "Thư pháp đối với tôi vừa là đam mê, vừa là duyên nghiệp. Tôi là giáo viên dạy ngữ văn, để giảng cho các em học sinh về văn học thời phong kiến buộc tôi phải am hiểu về chữ và cả về ngữ nghĩa của các văn tự này. Qua các tác phẩm của mình, tôi mong muốn giới trẻ ngày nay cố gắng học tốt, không ngừng vươn lên trong cuộc sống và nhớ về nét văn hóa truyền thống"

Nụ cười đầu xuân của thầy đồ Hà Thành...

Xung quanh khu vực xin chữ ở Hồ Văn còn có rất nhiều Tò He, đồchơi dân gian được các em nhỏ yêu mến