Những con số thú vị về Khóa họp 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc

ANTD.VN -  Tuần lễ cấp cao trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 kết thúc vào ngày 26-9-2023. Trong 6 ngày, các nhà lãnh đạo thế giới đã phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, nêu lên quan điểm và các giải pháp đối với hàng loạt cuộc khủng hoảng hiện nay. Hãy cùng nhìn lại những con số thú vị khi sân khấu chính trị thế giới vừa khép lại, để chờ đến phiên họp năm sau.

Như những năm gần đây, Phiên thảo luận cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc kéo dài 6 ngày, nhưng năm 2023 kết thúc muộn hơn 1 ngày (từ ngày 19 đến 26-9) do các đại biểu tạm dừng vào chủ nhật.

Khóa họp 78 do Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis người Trinidad và Tobago chủ trì. Tại phiên thảo luận cấp cao, tổng cộng đã có 194 người phát biểu, bao gồm cả Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.

Cùng với 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, phiên họp cũng mời đại diện 3 quan sát viên thường trực gồm Palestine (ảnh), Tòa thánh Vatican và Liên minh châu Âu phát biểu.

Năm nay, có 4 đại diện vắng mặt là Afghanistan, Myanmar, Niger và Madagascar. Đây là năm thứ ba liên tiếp Afghanistan và Myanmar im lặng sau sự tiếp quản của Taliban và chính quyền quân sự Myanmar, còn Niger cũng vừa trải qua một cuộc đảo chính

Đối với Madagascar, Người phát ngôn của chủ tịch Đại hội đồng cho biết, Madagascar nằm trong danh sách phát biểu tạm thời, nhưng họ đã bỏ qua mà không đưa ra lý do, dù Ngoại trưởng nước này đã gặp ông Guterres.

Theo truyền thống, đại diện Brazil phát biểu đầu tiên (ảnh). Cuối cùng là Morocco, điều này không theo truyền thống bởi năm ngoái, vị trí đó thuộc về Nauru. Thứ tự người phát biểu thường được xác định bởi người mà quốc gia cử đến, sở thích, vị trí địa lý…

Thống kê cho thấy, đại diện đã phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao lần này gồm: 85 Tổng thống, 41 Thủ tướng, 2 Nhà vua, 2 Hoàng tử, 1 Tiểu vương, 47 Bộ trưởng, 6 Phó Tổng thống, 2 lãnh đạo hội đồng chuyển tiếp hoặc lâm thời: 2 người, 6 đại diện thường trực

Nhìn chung, Liên hợp quốc coi việc tham dự phiên họp Đại hội đồng như một sự trở lại phong độ sau đại dịch Covid-19. Ban tổ chức đã cấp thẻ Đại hội đồng cho hơn 10.800 đại biểu, 2.255 đại diện truyền thông cùng 40.000 vé sự kiện đặc biệt

Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Stéphane Dujarric, cho biết: “Tôi nghĩ điều đó cho thấy đây là nơi mà tất cả chúng ta phải đến để thảo luận về những vấn đề toàn cầu”.

Về mặt giới tính, số lượng phụ nữ phát biểu tại Đại hội đồng chỉ là 21 trên 173 nam. Một số diễn giả đã lưu ý đến việc thiếu đại diện là nữ giới. “Phụ nữ của thế giới ở đâu?”, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đặt câu hỏi vào ngày đầu tiên của Phiên thảo luận chung.

Có 22 ngôn ngữ được trình bày tại diễn đàn. Đứng đầu danh sách là tiếng Anh: 107 lượt. Tiếp theo lần lượt: Tiếng Pháp: 21, tiếng Tây Ban Nha: 20, tiếng Ả Rập: 18, tiếng Bồ Đào Nha: 8, tiếng Nga: 2.

Một lần nữa, ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc mà chỉ được sử dụng một lần là tiếng Trung. Các ngôn ngữ khác cũng xuất hiện một lần: tiếng Bengali, tiếng Catalan, tiếng Croatia, tiếng Farsi, tiếng Phần Lan, tiếng Đức, tiếng Italia, tiếng Nhật, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Uzbek, tiếng Việt…

Độ dài trung bình của các bài phát biểu là khoảng 19 phút, ngang bằng so với mức trung bình năm ngoái. Tuy nhiên, để theo dõi hết tất cả các bài phát biểu thì sẽ mất khoảng 3.728 phút, tương đương 2 ngày rưỡi.

Bài phát biểu ngắn nhất là đại diện Libya, khoảng 7 phút 10 giây. Ông Fathallah al-Zani, Bộ trưởng Thanh niên và Ngoại trưởng lâm thời của Libya nói rằng đất nước ông “đè nặng nỗi buồn” sau khi lũ lụt tàn khốc khiến hàng nghìn người thiệt mạng, trong khi Libya đang bị xung đột chia rẽ

Bài phát biểu dài nhất thuộc về đại diện Burkina Faso, khoảng 37 phút 46 giây. Ông Bassolma Bazie, Ngoại trưởng Burkina Faso, đã đề cập đến hàng loạt vấn đề từ xung đột ở Sahel đến chủ nghĩa đế quốc và thương mại

Có 23 nước thực hiện quyền được trả lời, tức là có thể phản bác sau khi các bài phát biểu kết thúc trong ngày. Mặc dù việc này có tính thời gian và trang trọng nhưng nhìn chung đó vẫn là cuộc tranh luận gay gắt.

Năm nay, Nhật Bản đã thực hiện quyền được trả lời 3 lần, nhiều nhất trong số các quốc gia. Tuyên bố của họ bác bỏ những lo ngại về việc xả nước thải phóng xạ. Algeria và Morocco về các vấn đề khu vực. Azerbaijan và Armenia mỗi nước hai lần đưa ra những tuyên bố gay gắt về vấn đề ở Nagorno-Karabakh.