Nhạc sỹ Trần Tiến trong phim tài liệu “Màu cỏ úa”: “Gã du ca” đi qua hai thế kỷ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

ANTD.VN - Sau 5 năm thực hiện, bộ phim tài liệu âm nhạc “Màu cỏ úa” dài 80 phút về nhạc sỹ Trần Tiến, “gã du ca” số 1 sinh ra và lớn lên bên cạnh dòng sông Hồng đã ra mắt công chúng.

Poster phim “Màu cỏ úa” - Trần Tiến “Ngồi một chỗ tôi hát khúc du ca”

Poster phim “Màu cỏ úa” - Trần Tiến “Ngồi một chỗ tôi hát khúc du ca”

Nữ đạo diễn trẻ Lan Nguyên (30 tuổi - tên thật là Nguyễn Thuý Lan) gọi đó là “cuốn phim quay dài năm tháng”. Sở dĩ gọi như vậy vì không chỉ bởi 15 đợt quay phim qua nhiều tỉnh thành trong 5 năm, mà còn là nội dung tái hiện nhiều năm tháng trong cuộc đời “sần sùi” và thi vị của một trong những nhạc sỹ được tôn trọng nhất trong làng âm nhạc Việt Nam đương đại.

“Màu cỏ úa” do Silver Moonlight Entertainment sản xuất và công chiếu phi thương mại tại TP.HCM (ngày 23-11) và L’Espace Hà Nội (ngày 30-11), sau đó có thể bán vé tại rạp và các kênh dịch vụ giải trí trực tuyến. Đây là bộ phim chỉ có 2 sắc độ màu đen - trắng, với tham vọng lưu giữ “những giá trị tàn phai” tuyệt vời (sự nghiệp và những tác phẩm của nhạc sỹ Trần Tiến) sẽ không… tàn phai theo năm tháng. “Tôi sinh ra và lớn lên bên cạnh một dòng sông. Mọi dòng sông đều chảy về biển. Tôi đành phải theo nó” - Trần Tiến bảo. Những giây phút đời thường của vị nhạc sỹ từ rảo bước trên bờ biển lãng mạn đến ngồi vỉa hè uống rượu, đàn ca như một “lãng tử giang hồ” đáng mến được ghi hình. Những lời tự sự đặc sắc và bộc lộ cá tính mạnh mẽ, có phần dị biệt của Trần Tiến về nỗi cô đơn, chiến tranh, âm nhạc, về “nơi tôi sinh ra Hà Nội”… được ghi âm.

Những đánh giá, cảm nhận, chia sẻ về “gã du ca” của các nhân vật khác (NSND Trần Hiếu, ca sỹ Trần Thu Hà) được ghi nhận. Những tên tuổi lớn từng gắn với Trần Tiến cũng xuất hiện qua những thước phim, hình ảnh tư liệu bạc màu thời gian nhưng rất quý hiếm như: Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, nhóm “bộ tứ sông Hồng” (Phó Đức Phương, Dương Thụ, Nguyễn Cường, Trần Tiến)… Hiển nhiên là phim tài liệu âm nhạc, “Màu cỏ úa” không thể thiếu những ca khúc nổi tiếng qua nhiều thập niên gắn bó với tên tuổi Trần Tiến. Nhiều, rất nhiều những ca khúc mà Trần Tiến có thể hát trên tivi, hát tự do ngoài vỉa hè hay hát say sưa ở những sân khấu không ánh đèn của vùng sâu, vùng xa đều rất hay, rất đời. Những ca khúc ấy cũng được thể hiện qua nhiều ca sỹ chuyên nghiệp nữa - trong đó có cô cháu gái Trần Thu Hà.

Dĩ nhiên với kho sáng tác đồ sộ trải dài hơn nửa thế kỷ của Trần Tiến, “Màu cỏ úa” không thể tải hết được. Nhưng khán giả nhiều thế hệ làm sao quên được những “Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp”, “Giai điệu Tổ quốc”, “Những đôi mắt mang hình viên đạn”, “Vết chân tròn trên cát”, “Đôi mắt Pleiku”, “Mặt trời bé con”, “Ngẫu hứng sông Hồng”, “Quê nhà”, “Mưa bay tháp cổ”, “Chiếc vòng cầu hôn”, “Tạm biệt chim én”, “Tùy hứng ngựa ô”, “Chị tôi”, “Ngọn lửa cao nguyên”, “Sắc màu”, “Giấc mơ Chapi”, “Tôi cô đơn như một ngọn cờ”…

Hình ảnh nhạc sỹ Trần Tiến hát trên tivi được đạo diễn Lan Nguyên đưa vào phim bởi đó chính là ký ức tuổi thơ của cô: “Chính những tháng ngày dán mắt vào chiếc tivi đã mang đến cho tôi ước mơ về truyền hình, và cũng chính truyền hình đã đưa tôi đến với nhạc sỹ của tuổi thơ. Nhưng chiếc tivi ngày nay đã khác xưa quá nhiều… Kỷ nguyên giải trí ập đến, chiếc tivi thay hình đổi dạng, kéo theo sự phai màu của những giá trị cũ, trong đó có người nhạc sỹ trong ký ức tuổi thơ của tôi. Khi tôi lớn lên cũng là lúc ông không còn xuất hiện, tôi đành phải đi tìm ông”.

Hình ảnh nhạc sỹ Trần Tiến hát trên tivi được đạo diễn Lan Nguyên đưa vào phim bởi đó chính là ký ức tuổi thơ của cô: “Chính những tháng ngày dán mắt vào chiếc tivi đã mang đến cho tôi ước mơ về truyền hình, và cũng chính truyền hình đã đưa tôi đến với nhạc sỹ của tuổi thơ. Nhưng chiếc tivi ngày nay đã khác xưa quá nhiều… Kỷ nguyên giải trí ập đến, chiếc tivi thay hình đổi dạng, kéo theo sự phai màu của những giá trị cũ, trong đó có người nhạc sỹ trong ký ức tuổi thơ của tôi. Khi tôi lớn lên cũng là lúc ông không còn xuất hiện, tôi đành phải đi tìm ông”.

Trần Tiến nói về người anh của mình - NSND Trần Hiếu là “kẻ lãng mạn cuối cùng của thế kỷ”. Đạo diễn Lan Nguyên cảm nhận: “Hai anh em ngoài đời rất khác biệt, một người như ngọn gió vô ưu, còn một người là mặt đất nặng trĩu suy tư”.

Trần Tiến nói về người anh của mình - NSND Trần Hiếu là “kẻ lãng mạn cuối cùng của thế kỷ”. Đạo diễn Lan Nguyên cảm nhận: “Hai anh em ngoài đời rất khác biệt, một người như ngọn gió vô ưu, còn một người là mặt đất nặng trĩu suy tư”.

Một trong những bức ảnh tư liệu tiêu biểu thời tuổi trẻ gia nhập quân đội của Trần Tiến trong phim

Một trong những bức ảnh tư liệu tiêu biểu thời tuổi trẻ gia nhập quân đội của Trần Tiến trong phim

Âm nhạc Việt Nam có một thế hệ 4 nhạc sỹ lừng lẫy, và họ đều lớn lên bên dòng sông Hồng. Bốn người 4 tính cách, 4 người con của đất Bắc. Đó là Phó Đức Phương, Dương Thụ, Nguyễn Cường, Trần Tiến.

Âm nhạc Việt Nam có một thế hệ 4 nhạc sỹ lừng lẫy, và họ đều lớn lên bên dòng sông Hồng. Bốn người 4 tính cách, 4 người con của đất Bắc. Đó là Phó Đức Phương, Dương Thụ, Nguyễn Cường, Trần Tiến.

Một trong những lời tự sự tiêu biểu nhất mà Trần Tiến thổ lộ trong phim: “Con người không lớn lên trong bão tố, không lớn lên trong chiến tranh. Con người chỉ lớn lên trong chính nỗi cô đơn”.

Một trong những lời tự sự tiêu biểu nhất mà Trần Tiến thổ lộ trong phim: “Con người không lớn lên trong bão tố, không lớn lên trong chiến tranh. Con người chỉ lớn lên trong chính nỗi cô đơn”.

Đoàn phim đã theo chân chuyến du ca của Trần Tiến đến Đa Mi (Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) với sự có mặt của Trần Thu Hà, nhóm Ngũ Cung, Đoan Trang, Yzak…

Đoàn phim đã theo chân chuyến du ca của Trần Tiến đến Đa Mi (Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) với sự có mặt của Trần Thu Hà, nhóm Ngũ Cung, Đoan Trang, Yzak…

Trần Tiến hát với một bạn trẻ ngay trên hè phố Hà Nội với vẻ sảng khoái, phóng khoáng, yêu đời, yêu người trong phim “Màu cỏ úa”.

Trần Tiến hát với một bạn trẻ ngay trên hè phố Hà Nội với vẻ sảng khoái, phóng khoáng, yêu đời, yêu người trong phim “Màu cỏ úa”.