- Khoảnh khắc Ukraine lần đầu phóng tên lửa tầm xa ATACMS vào lãnh thổ Nga
- Loạt thành phố lớn của Nga nằm trong tầm bắn tên lửa ATACMS Ukraine
- Ukraine tuyên bố bắn tên lửa ATACMS 'phá hủy tổ hợp radar 100 triệu USD' của Nga
|
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông John Kirby |
Tuyên bố trên được Mỹ đưa ra sau khi Ukraine bắn một loạt tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất vào tỉnh Bryansk của Nga hôm 19-11.
“Họ có thể sử dụng ATACMS để tự vệ khi cần thiết”, Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông John Kirby nói với các phóng viên trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 25-11.
“Chúng tôi đã thay đổi và hướng dẫn họ có thể sử dụng tên lửa để tấn công các loại mục tiêu cụ thể này”, ông Kirby nói, ám chỉ đến các cuộc tấn công của Ukraine vào bên trong và xung quanh tỉnh Kursk của Nga.
Mỹ và các đồng minh đã cung cấp các hệ thống vũ khí ngày càng mạnh mẽ cho Kiev kể từ năm 2022, trong khi vẫn khẳng định rằng điều đó không khiến họ trở thành một bên tham gia vào cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Hồi tháng 9-2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa sẽ thay đổi bản chất của cuộc giao tranh và biến NATO thành bên tham gia trực tiếp. Ông giải thích rằng các vũ khí như ATACMS hoặc Storm Shadow do Anh cung cấp không thể được lực lượng Kiev triển khai nếu không có sự tham gia của quân nhân NATO.
Nga đã đáp trả vụ tấn công tầm xa của Ukraine bằng cách phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm hoàn toàn mới, Oreshnik, nhằm vào tổ hợp công nghiệp-quân sự Yuzhmash ở Dnepropetrovsk. Ông Putin gọi đó là “cuộc thử nghiệm chiến đấu” của vũ khí mới và cho biết các cuộc thử nghiệm như vậy sẽ tiếp tục tùy thuộc vào tình hình.