- Người lao động làm việc tại đơn vị sự nghiệp có được nâng lương như công chức?
- “Ma trận” thông tin về xuất khẩu lao động và cách tránh bẫy lừa đảo
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, mỗi năm có hơn 100.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Đến nay, có khoảng 650.000 người đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong hơn 30 nhóm ngành nghề. Đặc biệt, châu Âu, bao gồm Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức, có nhu cầu lớn về lao động, nhưng số lao động Việt Nam tại đây còn hạn chế.
Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, nhiều người đã qua đào tạo và mong muốn làm việc tại CHLB Đức. Nhờ Luật Nhập cư mới được thông qua, cơ hội hợp tác lao động giữa Việt Nam và CHLB Đức đang mở rộng.
Tại buổi làm việc với ông Christoph Hoffman, Nghị sĩ Quốc hội CHLB Đức, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan đã nhấn mạnh rào cản ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất đối với lao động Việt Nam.
Theo quy định của CHLB Đức, người lao động phải đạt trình độ tiếng Đức B2, đòi hỏi họ phải dành khoảng 12 đến 18 tháng để học tiếng. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn, đề xuất hạ yêu cầu ngôn ngữ xuống B1 cho lĩnh vực y tế và A1 cho các ngành nghề khác, với điều kiện người lao động sẽ tiếp tục học tiếng sau khi đến CHLB Đức.
Liên quan đến hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đánh giá cao chất lượng của mô hình đào tạo kép của CHLB Đức mang lại lợi ích cho các học sinh, sinh viên Việt Nam đang theo học. CHLB Đức là một trong những đối tác truyền thống và chiến lược của Việt Nam.
Thời gian qua, CHLB Đức đã hợp tác, hỗ trợ Bộ LĐTBXH triển khai và hoàn thành 10 dự án. Quá trình triển khai các dự án đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.