- Người lao động làm việc tại đơn vị sự nghiệp có được nâng lương như công chức?
- Đề xuất tăng mức hỗ trợ, để nông dân, lao động tự do tham gia bảo hiểm xã hội
Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, giai đoạn 2017-2024, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2017 số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là hơn 2.460 tỷ đồng thì đến nay số đó đã tăng gấp đôi (4.930 tỷ đồng).
Trước đó, nói về nguyên nhân của thực trạng trên, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho hay, việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của nhiều người sử dụng lao động chưa nghiêm túc, nhiều doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, đóng không đúng mức quy định ảnh hưởng đến việc giải quyết các chế độ, quyền lợi của người lao động.
Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động có chiều hướng tăng, việc xử lý chậm đóng bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động…chưa có quy định, hướng dẫn giải quyết của pháp luật.
Theo Sở LĐ-TB&XH, để hạn chế tình trạng trên, cần quy định khái niệm chậm đóng bảo hiểm bao nhiêu lâu, bao nhiêu lần, đồng thời quy định chế tài về hành chính, kinh tế... để xử lý vi phạm chậm đóng bảo hiểm xã hội theo số lần vi phạm.
Bên cạnh đó, cần sớm ban hành chế tài xử lý đối với các đơn vị sử dụng lao động mất tích, giải thể, phá sản, ngừng, dừng giao dịch, người sử dụng lao động bỏ trốn, không có khả năng thu hồi số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ cho người lao động.