Nghịch lý "mãnh thú Pantsir-S1" Nga khi tham chiến tại Syria khiến Mỹ mừng thầm

ANTD.VN - Pantsir S1 là hệ thống phòng không đánh chặn tầm gần nguy hiểm của Nga với biệt danh "mãnh thú". Tuy nhiên tại Syria hệ thống Pantsir-S1 tốn 3 tên lửa mới hạ được 1 UAV trinh sát của Mỹ. UAV chiến đấu của Mỹ.

Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm ngắn Pantsir-S1 đã được Nga triển khai tại Syria kể từ khi chiến đấu cơ Nga Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi khiến phi công thiệt mạng.

 Pantsir-S1 hoặc tác chiến độc lập, hoặc phối hợp cùng hệ thống S-400 chuyên đánh tầm cao nhằm tạo ra chiếc lá chắn thép bảo vệ lực lượng Nga cũng như đồng minh.

Trong bảng thành tích mới công bố của Nga cho thấy sự bất cập của hệ thống này, trong khi Pantsir-S1 chỉ tốn 1 tên lửa để diệt rocket bay rất nhanh với tốc độ trên 1.000km/h thì lại cần tới 3 đạn để hạ chiếc UAV RQ-21A bay khá chậm chỉ khoảng 170km/h.

Điều này làm dấy lên lo ngại hệ thống này có thể sẽ khó đánh chặn được loại tên lửa Tomahawk cực kỳ nguy hiểm của Mỹ vốn chỉ có tốc độ bay cận âm và cũng có phần thân được chế tạo từ composite giống như chiếc UAV RQ-21A.

Sức mạnh từ hệ thống phòng không Pantsir-S1 chính là sự kết hợp giữa pháo và tên lửa đem lại một lưới lửa dày đặc tầm thấp bảo vệ chắc chắn căn cứ trước sức tấn công của đối phương.

Hệ thống sử dụng radar bắt bám mục tiêu và theo dõi hai băng sóng 1RS2-1 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 32-36km, theo dõi cách 24-28km với mục tiêu diện tích phản xạ radar 2m2. 

Radar 1RS2-1 là thành phần đầu của hệ thống điều khiển hỏa lực, phần còn lại là kênh quang - điện với khí tài ảnh nhiệt và hồng ngoại. Với hai kênh dẫn đường này cho phép Pantsir-S1 tấn công hai mục tiêu cùng lúc.

Pantsir S1 lắp đặt 12 ống phóng chứa tên lửa đất đối không 57E6 hoặc 57E6-E với tầm bắn tối đa 20km, độ cao bắn hạ 15km.

Ngoài ra còn có hai pháo tự động 2A38M cỡ 30mm có tốc độ bắn 2.500 phát/khẩu, tầm bắn hiệu quả từ 20m tới 4km, độ cao từ 0m tới 3km.

Với mật độ hỏa lực dày đặc tạo ra ở tầm thấp, các mục tiêu bay tầm thấp sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu gặp phải hệ thống đánh chặn này.

Hình ảnh tên lửa 57E6-E đang bay vút lên trên không diệt mục tiêu.

Hệ thống Pantsir S1 có thể triển khai trên nhiều phương tiện chiến đấu khác nhau.

Chiếc RQ-21A Blackjack của Mỹ sử dụng thành phần composite chế tạo có tác dụng tán xạ sóng radar, cho nên việc phát hiện và bắn hạ nó tương đối khó khăn, đây được coi lý do chính khiến Pantsir S1 tốn tới 3 tên lửa 57E6 mới tiêu diệt thành công.