- Nga phản ứng mạnh khi Mỹ cáo buộc 'Moskva chuẩn bị đưa vũ khí hạt nhân vào vũ trụ'
- Phương Tây xác định cách thức đối phó vũ khí hạt nhân Nga tại Belarus
- Mỹ cố bình tĩnh để trấn an đồng minh trước tin tức về vũ khí hạt nhân chiến thuật Nga
|
Nga có bao nhiêu vũ khí hạt nhân? Nga, nước kế thừa vũ khí hạt nhân của Liên Xô, có kho đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới. Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), Nga đang kiểm soát khoảng 5.580 đầu đạn hạt nhân |
|
Trong số đó, khoảng 1.200 đầu đạn đã nghỉ hưu nhưng phần lớn còn nguyên vẹn và khoảng 4.380 đơn vị được dự trữ để sử dụng cho các bệ phóng chiến lược tầm xa và lực lượng hạt nhân chiến thuật tầm ngắn. |
|
Trong số các đầu đạn dự trữ, 1.710 đầu đạn chiến lược đã được triển khai: khoảng 870 đầu đạn trên tên lửa đạn đạo trên đất liền, khoảng 640 trên tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và có thể 200 đầu đạn trên các căn cứ máy bay ném bom hạng nặng |
|
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô có đỉnh điểm khoảng 40.000 đầu đạn hạt nhân, trong khi đỉnh cao của Mỹ là khoảng 30.000. Những con số như vậy có nghĩa là Matxcơva có thể hủy diệt thế giới nhiều lần. |
|
Phân tích năm 2024 của FAS về lực lượng Nga chỉ rõ: “Trong khi các tuyên bố hạt nhân của Nga là mối lo ngại lớn, thì kho vũ khí hạt nhân và hoạt động của họ thay đổi rất ít theo ước tính của chúng tôi” |
|
Tuy nhiên, trong tương lai, số lượng đầu đạn được giao cho lực lượng chiến lược Nga có thể tăng lên khi tên lửa một đầu đạn được thay thế bằng tên lửa trang bị nhiều đầu đạn |
|
Vũ khí hạt nhân Nga được sử dụng trong trường hợp nào? Học thuyết hạt nhân được công bố năm 2020 của Nga đặt ra các điều kiện mà theo đó Tổng thống Nga sẽ cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân |
|
Cụ thể, Nga có thể phản ứng bằng vũ khí hạt nhân trước một cuộc tấn công sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, hoặc việc sử dụng vũ khí thông thường chống lại Nga đe dọa đến sự tồn tại của đất nước |
|
Liệu Nga sẽ thử hạt nhân? Tổng thống Putin từng tuyên bố Nga sẽ cân nhắc việc thử vũ khí hạt nhân nếu Mỹ làm như vậy. Năm ngoái, ông đã ký đạo luật rút việc Nga phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT). |
|
Nước Nga thời hậu Xô Viết chưa hề tiến hành thử hạt nhân. Theo Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, kể từ năm 1991, một số quốc gia từng thử nghiệm vũ khí hạt nhân có Mỹ vào năm 1992, Trung Quốc và Pháp vào năm 1996, Ấn Độ và Pakistan vào năm 1998, Triều Tiên vào năm 2017. |
|
Ai sẽ ra lệnh phóng vũ khí hạt nhân? Người ra quyết định cuối cùng chính là Tổng thống Nga. Chiếc cặp hạt nhân hay “Cheget” luôn ở bên cạnh Tổng thống. |
|
Bộ trưởng Quốc phòng Nga hiện nay là Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng hiện nay là Valery Gerasimov cũng được cho là có những chiếc cặp như vậy. |
|
Về cơ bản, cặp hạt nhân là một công cụ liên lạc kết nối Tổng thống với các quan chức cấp cao trong quân đội và từ đó với lực lượng tên lửa thông qua mạng chỉ huy và kiểm soát điện tử cực kỳ bí mật có tên “Kazbek” |
|
Đoạn phim do đài truyền hình Zvezda của Nga phát hành vào năm 2019 cho thấy, trong cặp “Cheget” có một loạt nút bấm. Trong phần lệnh có 2 nút: “Khởi động” màu trắng và “hủy” màu đỏ. |
|
Chiếc cặp được kích hoạt bằng một thẻ flashcard đặc biệt. Nếu Nga cho rằng mình phải đối mặt với một cuộc tấn công hạt nhân chiến lược, Tổng thống sẽ gửi lệnh phóng trực tiếp tới bộ chỉ huy tổng tham mưu và các đơn vị chỉ huy dự bị nắm giữ mã hạt nhân. |