Mỹ “thúc giục” các nước châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng

ANTĐ - Một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ đã cảnh báo về mối nguy hiểm mà châu Âu đang phải đối mặt, trong tình hình các quốc gia khu vực này cắt giảm chi tiêu quốc phòng.

Samantha Power, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, đã kêu gọi chính phủ các nước châu Âu dành nhiều chi tiêu cho nền quốc phòng. Trả lời phỏng vấn với chương trình Today của BBC Radio 4, bà Power nói rằng việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng ở châu Âu đang là tình trạng “gây ra sự chú ý lớn”. Đại sứ cho biết, bà đã bay tới Brussels, để khuyến khích các nhà lãnh đạo của các nước NATO, đáp ứng mục tiêu chi tiêu quốc phòng của 2% GDP.

Rất nhiều mối đe dọa

Bà Power nhấn mạnh, bất chấp các mối đe dọa về quốc phòng ngày càng tăng nhưng hầu hết các nước châu Âu đều đang thu hẹp lại chi tiêu quốc phòng của mình. "Số lượng các nhiệm vụ mà yêu cầu các lực lượng quân đội tiên tiến tham gia đóng góp trên toàn thế giới đang ngày càng nhiều, chứ không phải ít đi”, bà  cảnh báo.

Đại sứ Mỹ Samantha Power đã bay tới Brussels để kêu gọi các chính phủ châu Âu chi tiêu quốc phòng nhiều hơn

Theo bà Power, mặc dù nước Anh hiện đang đáp ứng các mục tiêu chi tiêu quốc phòng của NATO, nhưng một trong hai Đảng Bảo thủ và Lao động cũng không có cam kết để đưa nó vượt lên trên mức chi tiêu hiện tại.

“Vương Quốc Anh là một trong số ít các quốc gia đáp ứng mục tiêu, họ là một ngoại lệ, bởi đó là một đồng minh tin cậy của NATO, đã sẵn sàng bước lên trong cuộc chiến chống IS, Ebola hay Afghannistan”, bà cho hay

“Nhưng chúng ta đang phải đối mặt với một mối đe dọa khủng khiếp đối với nhiều người và với toàn thể châu Âu, một trong số đó là tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS. Tuy vậy, chúng tôi không nhìn thấy sự chi tiêu quốc phòng châu Âu đạt 2% GDP như các nhà lãnh đạo đã cam kết”.

Cắt giảm là điều không thể tránh khỏi

Hôm 9-3, Royal United Services Institute (Rusi) cho biết, chi tiêu quốc phòng của Anh không thể tránh khỏi sẽ giảm xuống dưới mức mục tiêu 2% GDP. Các cố vấn quốc phòng cũng cảnh báo có tới hơn 30.000 nhân viên quân sự có thể mất việc làm vào năm 2020, bất chấp kết quả của cuộc tổng tuyển cử.

Các cảnh báo này được đưa ra sau khi người đứng đầu quân đội Mỹ bày tỏ sự quan tâm về tác động của việc cắt giảm chi tiêu vào các lực lượng vũ trang Anh.

Một lần nữa, bà Power khẳng định: “Đây không phải vấn đề của một quốc gia mà là thách thức của cả một tập thể lớn, chúng ta đang phải đối mặt”. Theo bà Power, một sự đầu tư nhỏ vào gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc có thể tạo ra một “sự khác biệt to lớn”.

Đại sứ tiếp tục kêu gọi các chính phủ để hỗ trợ các hình thức quân sự tiên tiến và nâng cao khả năng tấn công chính xác, “Những khả năng này sẽ giúp làm giảm các mối đe dọa hiện tại của châu Âu”.

Tăng ngân sách thiết bị

Trước sự thúc giục mạnh mẽ của Đại sứ Mỹ, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết, ông đã phải chịu áp lực ngày càng tăng từ cả phía các nghị sĩ Đảng Bảo thủ  về cam kết của chính phủ đáp ứng mục tiêu chi tiêu quốc phòng của NATO.

Ông cũng phủ nhận ý kiến cho rằng, “Anh đang thu hẹp vai trò trên thế giới”. Trả lời phỏng vấn LBC Radio, Thủ tướng Anh nói rằng: "Những gì chúng tôi đã thực hiện với ngân sách quốc phòng là chúng tôi đang đóng băng nó trong điều kiện tiền mặt vào khoảng 36 tỷ bảng Anh - đó là ngân sách quốc phòng lớn thứ năm trên thế giới và lớn thứ hai trong NATO.

"Chúng tôi đã thực hiện những cam kết rất cụ thể để tăng giá trị thực của ngân sách thiết bị, mà bao gồm những thiết bị hoàn toàn quan trọng như các tàu sân bay, tàu khu trục Type 26 và tàu ngầm Hunter-killer”.