Mỹ quyết trừng phạt các quốc gia không tuân thủ áp giá trần dầu mỏ Nga

ANTD.VN - Bộ Tài chính Mỹ lần đầu tiên đưa ra cảnh báo sẽ trừng phạt những quốc gia và công ty không tuân thủ chính sách áp giá trần dầu mỏ Nga.

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra những lời cảnh báo rất thẳng thắn đối với những quốc gia và công ty không tham gia sáng kiến ​​áp giá trần dầu mỏ Nga, đây là động thái rất cứng rắn từ Washington.

Cụ thể, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố rằng nếu một công ty hoặc quốc gia không đồng thuận với biện pháp do Washington đề xuất, thì những lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng đối với chủ thể này. Còn nếu hưởng ứng, họ sẽ "có quyền tham gia vào việc định giá".

Trước tình hình trên, báo chí Nga bình luận, như bạn có thể thấy, các quy luật kinh tế mà phương Tây vẫn nói đến bấy lâu nay, vốn là nền tảng vững chắc của thị trường thế giới đã không còn tồn tại".

Nền tảng này đang bị phá hủy bởi những chính người đã tạo ra nó nhằm cố gắng duy trì vị thế của mình và thúc đẩy lợi ích cá nhân. Ngay sau khi hệ thống nói trên không còn do họ kiểm soát, họ ngay lập tức bắt đầu tìm kiếm giải pháp để thoát khỏi nó.

Bộ Tài chính Mỹ lưu ý rằng giới hạn giá trần với dầu của Nga sẽ có hiệu lực vào ngày 5 tháng 12. Và từ ngày 5 tháng 2 năm sau, họ sẽ áp đặt lệnh cấm vận chuyển các sản phẩm dầu của Nga.

Đồng thời, lập luận tại chính nước Mỹ cho rằng "lệnh cấm vận đối với hydrocacbon của Nga đang được tuân thủ". Tuy nhiên nhiều chuyên gia đã ghi nhận việc lách luật do các công ty Mỹ thực hiện, khi dầu của Nga được mua dưới chiêu bài "đội lốt".

Để làm được điều này, chỉ cần "pha loãng" dầu có xuất xứ Nga với dầu từ một số quốc gia khác, thậm chí phải tính đến thực tế là không có sản lượng dầu ở quốc gia này, và bản thân họ phải tự mua dầu từ Liên bang Nga.

Mặc dù vậy, Bộ Tài chính Mỹ vẫn nhấn mạnh: "Chúng tôi sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những ai không muốn áp dụng kế hoạch hạn chế giá dầu của Nga".

Trong khi đó, báo chí Mỹ lưu ý rằng các biện pháp như vậy của Bộ Tài chính nước này có thể dẫn đến nguy cơ đó là sự mất cân đối đặc biệt nghiêm trọng trên thị trường năng lượng toàn cầu.

Sau khi giá trần có hiệu lực, số lượng các quốc gia muốn mua dầu "với giá giới hạn" từ Nga có thể sẽ tăng lên đáng kể, đồng thời việc vận chuyển dầu của Nga bằng tàu chở dầu sẽ không bị chặn.

Lý do là bởi vì các quốc gia khác có thể sử dụng phương pháp tương tự mà một số công ty Mỹ tiến hành - họ sẽ “kê đơn” dầu của Nga trong các hợp đồng có xuất xứ từ Latvia, Cộng hòa Síp hoặc Armenia.

Điều này được dự đoán sẽ dẫn đến nguồn thu bổ sung cho Nga và sự phân bổ lại hậu cần, với việc các nhà cung cấp dầu khác có thể mất những khách hàng nhập khẩu lớn trên thị trường thế giới.

Ngược lại, điều này như các chuyên gia năng lượng cảnh báo, thậm chí có thể dẫn đến sự hỗn loạn của các kế hoạch hậu cần trên thị trường năng lượng toàn cầu với những hậu quả khó lường.

Về phần mình, Nga vẫn tuyên bố họ sẽ ngừng bán dầu cho bất cứ khách hàng nào áp đặt giá trần dầu mỏ theo tinh thần biện pháp trừng phạt mà khối G7 đưa ra.