Mới: Cán bộ công đoàn được cộng 1,5 điểm tuyển dụng viên chức vòng 2

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Theo Nghị định 85/2023/NĐ-CP về tuyển dụng, quản lý viên chức , người tốt nghiệp tiến sĩ trở lên có thể được tiếp nhận vào làm viên chức và c án bộ công đoàn được cộng 1,5 điểm tuyển dụng viên chức vòng 2.

Nghị định 85/2023/NĐ-CP nêu rõ, căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định tiếp nhận vào viên chức đối với các trường hợp đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm, cụ thể như sau:

Người có đủ 5 năm công tác trở lên đang làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được thành lập theo quy định của pháp luật.

Cán bộ, công chức cấp xã đang làm công việc phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.

Người tốt nghiệp tiến sĩ trở đang làm việc tại cơ quan, tổ chức có trụ sở hoặc chi nhánh được thành lập ở nước ngoài hoặc tại cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở hoặc chi nhánh được thành lập ở Việt Nam, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đủ 3 năm công tác trở lên làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.

Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của pháp luật, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học…

Như vậy, từ 7-12, người tốt nghiệp tiến sĩ trở lên có thể được tiếp nhận vào làm viên chức.

Ngoài ra, Nghị định 85/2023 còn bổ sung quy định, cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân được cộng 1,5 điểm tuyển dụng viên chức vòng 2 tại Khoản 2 Điều 1 Nghịđịnh này.

Về nội dung thi tuyển tại vòng 2 tuyển dụng viên chức, theo quy định hiện hành, vòng 2 tuyển dụng viên chức là vòng thi chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành.

Về hình thức thi, căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng lựa chọn một trong ba hình thức thi vấn đáp, thực hành hoặc viết.

Trường hợp lựa chọn hình thức thi viết thì được lựa chọn một trong ba hình thức: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận.

Nội dung thi nhằm kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Về đối tượng được miễn thi ngoại ngữ trong thi tuyển viên chức, theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP, việc miễn thi ngoại ngữ được áp dụng đối với các trường hợp:

Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;

Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài…;

Có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển…