Theo thống kê, tại Việt Nam chỉ còn 13 cây chai lá cong cổ thụ. Trong đó, thị xã Sông Cầu, Phú Yên là nơi còn lại nhiều cây chai lá cong nhất với 7 cây. Những cây còn lại hiện hữu ở khu vực ven biển Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Laodong
Chai lá cong được xếp vào danh mục rất nguy cấp theo Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Ảnh: Nhandan
Chai lá cong không chỉ có giá trị về mặt sinh thái mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với người dân vùng ven biển. Ảnh: Nhandan
Những tấm gỗ chai lá cong có từ thời xa xưa để lại đến nay vẫn còn rất bền và vô cùng chắc chắn. Ảnh: VTV
Chai lá cong có thân gỗ lớn, xanh, vỏ dày nâu xám, nứt dọc, trong thân có tiết ra chai cục. Ảnh: VTV
Tán lá xòe rộng, lá đơn, mép nguyên, mọc cách, hình trứng, hơi cong, mặt trên xanh lục, mặt dưới trắng bạc, lá non có màu đỏ hồng, kèm hình bản nhỏ, sớm rụng. Ảnh: VTV
Cây có hoa nở vào tầm tháng 6-7, mọc ở nách lá; tràng màu vàng có đốm đỏ, lông tơ, rất thơm. Ảnh: BaoPhuYen
Quả hình trứng, có 5 cánh do đài phát triển tạo thàn, lúc non màu đỏ, khi chín màu nâu, kết trái vào khoảng tháng 9-10. Ảnh: BaoPhuYen