Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay

ANTD.VN - Không quân Mỹ đã tiến hành cuộc thử nghiệm đưa máy bay trinh sát U-2 Dragon Lady lên tàu sân bay để kéo dài tầm hoạt động.
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Lockheed U-2 Dragon Lady (hay còn có tên gọi TR-1) là loại máy bay trinh sát tầm cao, một động cơ phản lực thuộc biên chế Không lực (USAF) và Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA).
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Chiếc phi cơ này có khả năng hoạt động bất kể ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết ở độ cao rất lớn (trên 25.000 m) nhằm thu thập thông tin tình báo trong lãnh thổ đối phương.
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Cùng với B-52, U-2 là một trong số ít máy bay đã phục vụ Quân đội Mỹ trên nửa thế kỷ, khi chính thức được giới thiệu từ năm 1954 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 1/8/1955.
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Có tổng cộng 86 chiếc U-2 đã được sản xuất, mặc dù cả Không quân lẫn Hải quân Mỹ đều sử dụng U-2 nhưng CIA vẫn nắm quyền kiểm soát dự án. U-2 gây ấn tượng mạnh đến nỗi Không lực Hoa Kỳ quyết định thông qua CIA để mua sắm 31 chiếc cho riêng lực lượng mình.
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Với chiều dài 19,2 m; sải cánh lên tới 31,4 m; trọng lượng cất cánh tối đa 18.100 kg, U-2 đòi hỏi phải có một đường băng dài đủ tiêu chuẩn để hoạt động. Tuy nhiên tại một thời điểm, nó đã được quyết định sẽ tham gia vào thử nghiệm cất hạ cánh trên tàu sân bay.
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Do được thiết kế để làm việc trên độ cao lớn, ở dưới thấp với mật độ không khí dày đặc và sự thiếu hụt hệ thống trợ lực khiến chiếc máy bay này rất khó điều khiển. Vì vậy để kiểm soát tốt, phi công cần có sức mạnh thể chất lớn để thực hiện hàng loạt thao tác phức tạp.
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
U-2 đặc biệt nhạy cảm với những cơn gió ngang, cùng với khuynh hướng lơ lửng trên đường băng khiến nó nổi tiếng là khó hạ cánh.
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Khi ở gần mặt đất, hiệu ứng bề mặt tạo ra bởi đôi cánh nâng lớn đến mức gây ra lớp đệm không khí phía dưới, tác động ngược lên máy bay, khiến chiếc U-2 không thể tiếp đất trừ khi ngừng lại hoàn toàn.
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Để hỗ trợ phi công, chiếc phi cơ đang hạ cánh được sẽ chỉ đạo bởi một chiếc xe hơi (đã được cải tiến về tốc độ) đuổi theo, với một người hỗ trợ bằng cách thông báo chiều cao đang giảm theo đơn vị feet khi U-2 áp sát mặt đất.
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Lần cất hạ cánh trên tàu sân bay USS Ranger của U-2 diễn ra ngày 2/3/1964, địa điểm ở ngoài khơi bờ biển California. Đầu tiên, phi công thử nghiệm với kỹ năng tuyệt vời của mình đã điều khiển chiếc phi cơ này tiếp xúc với sàn đáp rồi lại cất cánh bay lên ngay lập tức.
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Các vụ thử nghiệm sau đó được đánh giá là hoàn hảo, chứng minh chiếc U-2 hoàn toàn đủ khả năng cất hạ cánh trên tàu sân bay.
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay
Khó tin: Máy bay trinh sát U-2 cất- hạ cánh trên tàu sân bay