- Nghiên cứu giải pháp hóa đơn điện tử với thương mại điện tử, trình Chính phủ tháng 1/2025
- Thương mại điện tử tăng trưởng thần tốc, thu thuế 11 tháng đạt 108.000 tỷ đồng
- Dừng miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh, ngân sách có thể thu thêm 2.700 tỷ đồng
Theo lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội, thực hiện Đề án 06, về cơ bản, đơn vị đã có cơ sở dữ liệu hoàn thiện đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử. Theo đó, Cục Thuế đã đã xây dựng dữ liệu điện tử của hơn 220.000 người bán hàng hàng trên môi trường điện tử.
Các thông tin chi tiết mà ngành thuế nắm được dữ liệu bao gồm: tên, địa chỉ, căn cước công dân, email, số điện thoại, địa chỉ kho hàng, tài khoản ngân hàng, giá trị bán trên sàn thương mại điện tử.
Nhiều người bán hàng online vẫn vi phạm nghĩa vụ thuế |
Kết quả, lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng số thu ngân sách Nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử là gần 35.000 tỷ đồng, tăng 9.000 tỷ đồng, tương ứng 136% so với cùng kỳ 2023 (thời điểm trước khi triển khai).
Với dữ liệu người kinh doanh thương mại điện tử có được, cơ quan Thuế đã phân công đến từng cán bộ thuế để thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ tối đa để hướng dẫn người nộp thuế thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế đối với ngân sách nhà nước một cách dễ dàng nhất.
Đối với những trường hợp có dấu hiệu cố tình trốn tránh nghĩa vụ thuế, cơ quan thuế phối hợp lực lượng công an để xác minh, phát hiện những dấu hiệu bất thường về địa chỉ, kho hàng, dòng tiền. Qua đó xác minh những trường hợp cố tình chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Qua việc phối hợp giữa cơ quan Thuế và lực lượng công an, đã phát hiện hơn 2.000 người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm.
Lãnh đạo Cục Thuế cho biết, những người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm thường sử dụng các thủ đoạn như: không có địa điểm kinh doanh, không công khai danh tính hoặc danh tính giả mạo, sử dụng tiền mặt hoặc ví điện tử để che giấu dòng tiền, không kê khai doanh thu hoặc khai thiếu doanh thu để giảm số thuế phải nộp.