- Hàn Quốc giảm giờ làm để giải quyết các vấn đề xã hội
- Năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu vẫn ở mức cao
Hàng chục nghìn người đã học tiếng Hàn sẽ mất cơ hội nếu thị trường Hàn Quốc đóng cửa
Những năm gần đây, Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam. Theo thống kê, Hàn Quốc hiện đang tiếp nhận khoảng 107.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc, trong đó có hơn 40.000 lao động làm việc theo Chương trình EPS. Năm 2018, thị trường Hàn Quốc tiếp tục mở rộng hay đóng lại phụ thuộc rất nhiều vào việc giảm tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn.
Hoạt động xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc đã từng bị gián đoạn 4 năm do quá nhiều lao động sang Hàn Quốc rồi trốn ra ngoài làm việc. Việc hai bên ký lại Bản ghi nhớ bình thường về tiếp nhận lao động theo Chương trình EPS mới được ký lại vào tháng 5-2016, và chỉ có giá trị trong vòng 2 năm.
Trong biên bản phía Hàn Quốc đưa ra điều kiện nếu tỷ lệ người lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc vượt quá 4% so với mức hai bên cam kết thì sẽ dừng việc đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc. Như vậy, chỉ còn khoảng 2 tháng nữa để Việt Nam giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn không vượt quá con số hai bên cam kết.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, năm 2017, Việt Nam đã có biện pháp quyết liệt khi tạm dừng tuyển chọn lao động tại các địa phương có nhiều lao động bỏ trốn ở Hàn Quốc. Theo Bộ LĐ-TB&XH thì đây là biện pháp bắt buộc trước yêu cầu chính đáng của phía Hàn Quốc.
Theo ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, đến thời điểm cam kết Việt Nam phải đưa được khoảng 4.000 người lao động Việt Nam trở về thì cánh cửa tiếp nhận lao động vào thị trường này mới có cơ hội mở tiếp. Do đó, phải nỗ lực giảm tỷ lệ la động bỏ trốn, nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa thị trường này.