Độc đáo nghề "biến cây" thành vải

ANTD.VN - Để có được một tấm vải lanh mềm mại với đủ hoa văn, màu sắc phải trải qua rất nhiều công đoạn vất vả. Sau khi thu hoạch lanh về, người Mông ở Lùng Tám (Quản Bạ, Hà Giang) phải đập dập, tước lấy vỏ, ngâm nước rồi đem hong khô... sau nhiều công đoạn "phù phép" tấm vải lanh mềm mại dần được hình thành.

Theo như những đồng bào ở đây chia sẻ thì nghề dệt lanh ở Lùng Tám được hình thành từ lâu đời và được truyền lại qua nhiều thế hệ. 

Từ những cây lanh được lựa chọn, phơi vừa đủ độ ẩm người phụ nữ Mông hết sức khéo léo tách cho sợi lanh có độ mảnh đều nhau và không bị đứt nửa chừng. 

Sau khi cho vào giã còn trơ lại sợi dai, họ mới cuộn lại thành những con sợi lớn.

Qua vài lần luộc nước tro bếp, sợi lanh đã trắng và mềm hơn - đó cũng là lúc những phụ nữ người Mông bắt đầu ngồi vào khung dệt của mình.

Vừa dệt họ vừa căng sợi luồn vào khung, tỉ mỉ từng chi tiết.

Chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến sợi, phải nối lại mất rất nhiều thời gian.

Sau khi dệt xong, người ta lại phải cho vào nước gio với nhiệt độ đun vừa đủ để ngâm, giặt nhiều lần để vải mềm...

Sau khi nhuộm chàm, tấm vải lại được trải lên khúc gỗ tròn dùng một phiến đá chà sáp ong. Lúc này người phụ nữ đứng lên phiến đá trượt qua lại cho đến khi tấm vải mềm mại.

Thanh bậu cửa sổ là vị trí quen thuộc để làm công đoạn này.

Khi phơi thành phẩm cũng quan trọng, nơi phơi không được nhiều nắng quá và phải có mái che.

Sau nhiều công đoạn "phù phép" sản phẩm từ cây Lanh được đưa ra thị trường. Trong nhiều năm qua đời sống của đồng bào Mông nhờ nghề dệt lanh đã từng bước được cải thiện.