Chiến tăng T-62M vẫn đầy uy lực trong xung đột hiện đại

ANTD.VN - Dù ra đời đã lâu, nhưng nhờ những giải pháp hợp lý trong tác chiến nên chiến tăng T-62M vẫn đầy uy lực trong xung đột hiện đại như tại Đông Âu. 
Nga đã tái huy động lượng lớn xe tăng T-62M cho chiến sự Đông Âu.
Dù ra đời đã lâu và thua kém nhiều so với xe tăng hiện đại, nhưng nhờ những giải pháp hợp lý của quân đội Nga trong tác chiến giúp cho chiến tăng T-62M vẫn đặc biệt nguy hiểm.
Do giáp yếu và hệ thống điều khiển hỏa lực không hiện đại, nên quân đội Nga chủ động sử dụng xe tăng T-62M như một pháo tự hành cơ động cao.
Các xe tăng T-62M cơ động đến vị trí tốt có thể khai hỏa để phá hủy phòng tuyến đối phương, sau đó nhanh chóng rút lui để tránh bị phản pháo.
Xe tăng T-62M cũng được lắp thêm giáp chuyên dụng để đối phó với UAV tự sát.
Ngoài việc sử dụng xe tăng T-62M như một pháo tự hành, người Nga còn dùng xe tăng T-62M với vai trò "xe tăng tự sát" đối với những chiếc bị hư tháp pháo.

Với việc nhồi đầy thuốc nổ, những chiếc xe tăng T-62M bị hỏng tháp pháo sẽ biến thành "khối thuốc nổ" di động có thể "thổi bay" bất cứ phòng tuyến nào của đối phương.

Do lớp giáp dày, nên việc tiêu diệt "xe tăng tự sát" sẽ khó hơn nhiều so với những chiếc xe hơi, hay xe thiết giáp được nhồi thuốc nổ.

Xe tăng T-62 được Liên Xô phát triển từ đầu thập niên 1960 để đối phó mẫu FV4201 Chieftain của Anh và M60 Patton Mỹ. Những chiếc cuối cùng được xuất xưởng năm 1975.
Phiên bản T-62M ra mắt năm 1983, là gói nâng cấp toàn diện về khả năng phòng vệ, cơ động và điều khiển hỏa lực cho dòng xe này.
Xe tăng T-62M có khối lượng 41 tấn, dài hơn 9 m, rộng 3,3 m và cao 2,4 m.
So với xe tăng T-62 nguyên bản, T-62M được nâng cấp bao gồm việc tích hợp tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường laser Sheksna (NATO gọi là AT-12 Swinger).
Phiên bản xe tăng T-62M cũng được lắp giáp bị động BDD và hệ thống liên lạc R-173.

Vũ khí chủ lực của T-62M vẫn là pháo nòng trơn U-5TS 115mm với bọng hút khói ở 2/3 thân nòng, tốc độ bắn trung bình 4 phát/phút.

Pháo được nâng cấp hệ thống ngắm bắn với hệ thống điều khiển hỏa lực Volna gồm thiết bị đo xa laser KTD-2 lắp trên thân súng chính.

Bổ sung máy tính đường đạn BV-62; hệ thống ổn định hai trục Meteor-M1, kính ngắm cho pháo thủ TShSM-41U.

Quanh mặt trước tháp pháo được bổ sung module giáp tăng cường BDD có khả năng kháng chịu đạn nổ lõm chống tăng.

Bên cạnh đó, một động cơ mạnh hơn giúp T-62M có thể duy trì các đặc tính cơ động đã có trước đây của chiếc xe.

Việc lắp thêm những tấm giáp đã khiến cho trọng lượng của T-62M tăng gần 4 tấn rưỡi, chính vì vậy có một động sơ khỏe hơn sẽ giúp xe cơ động trên chiến trường.

Phiên bản T-62M được trang bị động cơ diesel cải tiến V-55U, nhờ có hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp được tối ưu hóa hơn, động cơ này đạt công suất 620 sức ngựa.

Động cơ này đã giúp cho xe tăng T-62M di chuyển với tốc độ 50 km/h.

T-62 và các phiên bản của dòng xe tăng này từng là xe tăng chiến đấu chủ lực quân đội nhiều quốc gia.

Tổng cộng đã có hơn 22.700 xe tăng T-62 được xuất xưởng.

Sau khi Liên Xô tan rã, Nga được thừa hưởng hàng ngàn xe tăng T-62 nhiều phiên bản, trong đó chủ yếu là T-62M.