[ẢNH] "Xe tăng bay" Su-25SM3 Nga diễn tập diệt phiến quân sát Afghanistan

ANTD.VN -  Cường kích Su-25SM3 Nga đồn trú tại Kyrgyzstan diễn tập sát biên giới Afghanistan, động thái diễn ra chỉ vài ngày sau khi Moscow cảnh báo phiến quân khủng bố IS, cùng một số tổ chức hồi giáo cực đoan khác có thể đổ vào nước này.
[ẢNH]
"Một đơn vị cường kích Su-25SM3 đã được điều động từ căn cứ của Nga ở Kyrgyzstan tới sân bay Gissar tại Tajikistan, sát biên giới Afghanistan để tham gia cuộc diễn tập ba bên tại thao trường Kharb-Maidon từ ngày 5-10/8", văn phòng báo chí Quân khu miền Trung quân đội Nga vừa cho biết.
[ẢNH]
Cuộc diễn tập với sự tham gia của lực lượng Nga, Tajikistan và Uzbekistan được tổ chức ở khu vực cách biên giới Afghanistan chỉ 20 km.
[ẢNH]
Các cường kích Su-25SM3 sẽ thực hiện nội dung săn tìm căn cứ được ngụy trang của đối phương, công kích mục tiêu bằng nhiều loại vũ khí và đối phó tên lửa phòng không vác vai.
[ẢNH]
"Cường kích Nga cũng diễn tập yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh cơ giới và thiết giáp trong các chiến dịch xóa sổ những nhóm vũ trang phi pháp ở địa hình đồi núi và sa mạc", thông cáo có đoạn viết.
[ẢNH]
Ngoài các cường kích Su-25SM3, quân đội Nga cũng huy động hơn 1.000 binh sĩ và 200 khí tài các loại từ căn cứ đồn trú ở Tajikistan tham gia diễn tập.
[ẢNH]
Cường kích Su-25SM3 có kích thước nhỏ gọn và chi phí vận hành rẻ, cho phép không quân Nga triển khai nhiều chuyến xuất kích mỗi ngày, thay vì chỉ một hoặc hai chuyến như cường kích Su-34. "Một phi đội cường kích nhỏ thường có hiệu quả cao hơn những phi cơ mang hàng tấn bom, nhất là khi tấn công những tên khủng bố lẩn trốn trong hầm ngầm", chuyên gia quân sự Dmitry Litovkin nhận định.
[ẢNH]
Mẫu Su-25SM3 là phiên bản mới nhất của dòng cường kích Su-25, chúng được tích hợp nhiều thiết bị cảm biến và cơ chế phòng thủ nâng cao, giúp chiếc cường kích mang biệt danh "xe tăng bay" này có thể phô diễn sức mạnh trong chiến trường hiện đại.
[ẢNH]
Không quân Nga quyết định lắp đặt hệ thống ngắm bắn SVP-24 cho cường kích Su-25SM3.
[ẢNH]
Hệ thống SVP-24 liên tục tính toán khoảng cách giữa máy bay và mục tiêu nhờ sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GLONASS, đo các thông số môi trường như áp suất, độ ẩm, tốc độ gió và nhận thêm thông tin bổ sung từ máy bay cảnh báo sớm, sở chỉ huy và các phi cơ khác.
[ẢNH]
Phi công chỉ cần điều khiển máy bay theo các tham số do SVP-24 đưa ra, các quả bom không có hệ thống dẫn đường sẽ được tự động thả đúng thời điểm để đánh trúng mục tiêu với sai số chưa tới 5 mét.
[ẢNH]
Ngoài SVP-24, biến thể Su-25SM3 còn được lắp hệ thống định vị và ngắm bắn quang - điện tử SOLT-25, cho phép nó tác chiến cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết.
[ẢNH]
"Tổ hợp SOLT-25 gồm thiết bị ngắm quang - điện tử, camera ảnh nhiệt và bộ đo xa laser. Nó có thể tìm kiếm và bám bắt nhiều mục tiêu như bộ binh, tăng thiết giáp và lô cốt, bất chấp sương mù và mưa lớn", giáo sư Vadim Kozulin tại Học viện Khoa học Quân sự Nga cho biết.
[ẢNH]
Ngoài tăng cường khả năng tấn công chính xác, một điểm quan trọng ở gói nâng cấp Su-25SM3 là tổ hợp phòng thủ điện tử Vitbsk do Viện nghiên cứu Samara phát triển. Vitbsk gồm một radar cảnh báo sớm, cụm cảm biến tử ngoại để phát hiện tên lửa tiếp cận (MAWS) và một thiết bị gây nhiễu mạnh.
[ẢNH]
Tổ hợp phòng thủ này không chỉ gây nhiễu radar mà còn có hệ thống làm mù tên lửa hồng ngoại. Vitbsk được thiết kế để bảo vệ cường kích Su-25SM3 khỏi nhiều mối đe dọa trên chiến trường, từ tên lửa vác vai FIM-92 Stinger cho đến tên lửa Patriot PAC-3 hiện đại.
[ẢNH]
Vitbsk cũng có thể tự động nhận diện và định vị chính xác các radar đang hướng vào máy bay. Dữ liệu cảnh báo sẽ được nạp vào máy tính và chuyển thành tham số mục tiêu, giúp cường kích Su-25SM3 tấn công bằng tên lửa diệt radar như Kh-25MPU và Kh-58, hoặc chuyển dữ liệu cho các máy bay chế áp hệ thống phòng không đối phương.
[ẢNH]
Các máy bay Su-25SM3 cũng sẽ được lắp bộ cảnh báo chiếu xạ radar và trinh sát điện tử L-15-16M. Nó không chỉ thu nhận tín hiệu từ radar mặt đất mà còn đủ sức phát hiện tín hiệu radar từ máy bay đối phương, cho phép Su-25SM3 cung cấp tham số cho tên lửa dùng đầu dò thụ động như R-27P/EP.
[ẢNH]
Su-25SM3 có chiều dài 15,35 m, cao 5,2m và có sải cánh 14,52 m, Trọng lượng cất cánh tối đa lên tới hơn 17 tấn.
[ẢNH]
Cường kích này được trang bị 2 động cơ turbojet, có tốc độ bay tối đa là 950km/h, tầm bay 1.000km. Có thể bay xa 1.850 km nếu có thêm thùng nhiên liệu bên ngoài.
[ẢNH]
Kho vũ khí của Su-25SM3 khá đa dạng, từ pháo bắn nhanh, rocket đến các loại bom và các loại tên lửa đối đất.
[ẢNH]
Hiện Nga đang sở hữu khoảng 1/3 trong tổng số hơn 250 chiến Su-25 đã được nâng cấp lên chuẩn Su-25M3. Việc dùng cường kích này vốn rất thành công tại Syria để đề phòng phiến quân đổ vào từ ngả Afghanistan là điều cần thiết.
[ẢNH]
Căng thẳng tại Afghanistan leo thang sau khi Mỹ rút phần lớn lực lượng khỏi nước này. Vắng bóng lực lượng Mỹ, phiến quân Taliban đẩy mạnh tiến công quân đội chính phủ và chiếm nhiều vùng lãnh thổ.
[ẢNH]
Moscow từng bày tỏ lo ngại chiến sự tại Afghanistan có thể đẩy người tị nạn về khu vực Trung Á, làm mất ổn định khu vực sườn phía nam nước Nga và tạo điều kiện cho phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy.
[ẢNH]
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 28/7 cho biết nước này đã phát hiện nhiều tay súng IS đang tìm cách xâm nhập Afghanistan từ các nước láng giềng như Syria, Libya.
[ẢNH]
Ông Shoigu khẳng định lực lượng Nga đồn trú tại Tajikistan sẽ hỗ trợ quân sự nếu nước này gặp mối đe dọa an ninh từ lãnh thổ Afghanistan.
[ẢNH]
"Chúng tôi không bỏ qua những sự việc ở biên giới, đặc biệt là các âm mưu nhằm đưa phiến quân vào đất Tajikistan. Chúng tôi sẽ hành động lập tức nếu xuất hiện mối đe dọa nhằm vào đồng minh của mình", Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói thêm.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]