[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?

ANTD.VN -Trang Sputnik ngày 22-7 có bài phân tích cho thấy vì sao Nga không từ bỏ các tên lửa hạt nhân dưới lòng đất dù đã có thời gian sử dụng khá lâu. Theo bài báo, chủ lực chính của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RVSN) trong hơn 40 năm qua là các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36M (ICBM) Voevoda. Những người khổng lồ này, khối lượng hơn 200 tấn, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong các hầm phóng được củng cố và bảo vệ kỹ lưỡng.
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
Hệ thống Voevoda có thể phóng đồng thời vài chục tên lửa. Mỗi hệ thống có thể mang theo đến 10 đầu đạn độc lập, cũng như “đầu đạn giả” nhằm làm sai lệch hệ thống chống tên lửa của đối phương khi gần đến đích.
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
Tổng khối lượng tải trọng gần 9 tấn, vì vậy chỉ có hệ thống tên lửa liên lục địa R-36M Voevoda được ví như Satan mới có thể phóng một quả tên lửa với khoảng cách lên tới 11.000 km
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
Cho đến những năm 60 của thế kỷ trước, vũ khí tên lửa chiến lược của Liên Xô được đặt tại các tổ hợp phóng lộ thiên. Với sự phát triển của các hệ thống trinh sát, tên lửa và tất cả các thiết bị công nghệ đi kèm, theo đúng nghĩa, là “chôn” trong lòng đất
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
Hầm phóng đầu tiên được thiết kế cho các tên lửa tầm trung R-12U và R-14U (theo phân loại của NATO: SS-4 Sandal và SS-5 Skean) có độ sâu 30 mét, đường kính khoảng 6 mét, nắp hầm bằng bê tông nặng nhiều tấn. Còn đối với tên lửa hai tầng ICBM UR-100 (theo phân loại của NATO SS-11 Sego), các hầm phóng được chế tạo với “mái vỏ” bọc thép.
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
Hầm phóng tên lửa của tổ hợp chiến lược Voevoda là một công trình phức tạp. Một máy phát khí đốt nhiên liệu rắn “có thể đẩy một tên lửa nặng 200 tấn tới chiều cao khoảng 20 mét”. Sau đó động cơ của giai đoạn đầu tiên mới được khởi động và tên lửa chuyển sang trạng thái chiến đấu.
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
Hầm phóng được xây dựng trên nền đất chắc chắn. Bên trong cái hầm hình trụ này, có hệ thống vận chuyển, khởi động thiết bị chiến đấu và hệ thống điều khiển được treo trên con lắc. Điều này đảm bảo rằng ngay cả trong trường hợp hầm phóng bị biến dạng, tên lửa cũng không bị hư hại và có thể bay ra ngoài mà không có trở ngại.
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
Phòng chỉ huy, từ đó điều khiển toàn bộ nhóm tên lửa, cách đó vài km, cũng nằm ngầm dưới đất. Nó được trang bị hệ thống thông tin liên lạc và hậu cần, khi bắt đầu chiến sự có thể hoạt động độc lập trong ba ngày. Các tổ hợp phóng tên lửa được bảo vệ tốt, thậm chí không sợ tấn công hạt nhân.
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
Để phá hủy các hầm phóng đòi hỏi một tác động cực kỳ mạnh. Hầm của chúng tôi được thiết kế chịu áp lực lên đến 100 Átmốtphe (atm). Các cửa kính trong các tòa nhà vỡ ở áp suất 0,05 atm, và tòa nhà bị phá hủy ở 0,2 atm. Ngoài ra, còn dự tính một tình huống khi lớp vỏ của hầm phóng bị phủ lớp đất dày. Các thiết bị thổi đặc biệt sẽ quét sạch mọi thứ xuất hiện trên nóc hầm”.
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
Các đối thủ đều biết rõ các khu vực đặt hầm phóng tên lửa chiến lược của Nga hiện nay. Tuy nhiên, không phải dễ dàng phá hủy hầm phóng bằng một đầu đạn hạt nhân duy nhất. Việc dùng nhiều đầu đạn vô hiệu hóa một hầm phóng là vô nghĩa: trong mọi trường hợp chúng sẽ không tiếp cận được mục tiêu cùng một lúc, và đầu đạn đầu tiên phát nổ sẽ phá hủy các tên lửa tiếp theo.
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
Còn với tên lửa hành trình, trước tiên tốc độ của chúng quá thấp để bay sâu vào lãnh thổ Nga. Thứ hai, hầu hết tên lửa hành trình sẽ bị tiêu diệt bởi các hệ thống phòng không hoặc các chiến đấu cơ đánh chặn. Ngay cả khi vượt qua các hệ thống phòng thủ, cần phải đến hơn 10 quả tên lửa mới chỉ có thể phá “nắp” của hầm phóng.
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
Theo Hiệp ước giải trừ vũ khí tấn công chiến lược (START), Nga đã phá hủy phần lớn các công trình hầm phóng tên lửa hạng nặng. Tuy nhiên, Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga vẫn còn khoảng 50 hệ thống Voevoda, vài chục UR-100, và hầm phóng hiện đại hóa của Topol-M. Ngoài tên lửa bố trí cố định, còn có các tổ hợp di động trên mặt đất “Yars”, an toàn hơn bởi vì di chuyển liên tục.
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
Tuy nhiên, về mặt lý thuyết nếu hầm cố định có thể vô hiệu hóa do các cú oanh tạc trực tiếp bằng đầu đạn hạng nặng, thì trong điều kiện chiến tranh quy mô lớn, hệ thống tên lửa di động có thể bị phá hủy bởi các nhóm biệt kích hoặc mìn chống tăng. Do đó, hệ thống tên lửa chiến lược di động cần phải được đi kèm và bảo vệ bởi các đơn vị xe bọc thép đặc biệt.
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
Vì vậy, nhiều khả năng Nga sẽ không từ bỏ hầm phóng cố định của hệ thống ICBM. Lực lượng tên lửa đã nhận được phiên bản của hệ thống phóng “Yars”. Và trong những năm tới, tổ hợp hầm phóng RS-28 “Sarmat” (theo phân loại NATO-Satan-2) sẽ được thiết kế để thay thế “Voevoda”
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
Hệ thống tên lửa này có thể mang theo 10-15 đầu đạn bay theo một quỹ đạo cực kỳ phức tạp, khó lường. Các hầm phóng sẽ được bảo vệ tối đa: để phá hủy hoàn toàn một hầm phóng như vậy, cần ít nhất 7 cuộc tấn công hạt nhân có độ chính xác cao. Nhưng có lẽ chẳng ai có thể kiểm tra điều này trong thực tế vì cái giá phải trả quá đắt.
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?
[ẢNH] Vì sao Nga quyết không từ bỏ tên lửa hạt nhân bố trí dưới lòng đất?