[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga

ANTD.VN - Sau khi công bố việc chuẩn bị ra mắt máy bay ném bom tàng hình H-20 thì Trung Quốc lại có động thái mới như "xát muối" vào tiến độ chậm trễ của chương trình chế tạo chiến đấu cơ thế hệ 5 Su-57.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
Vừa qua Quân đội Nga đã công bố kế hoạch chế tạo nguyên mẫu thử nghiệm của máy bay ném bom tàng hình PAK DA với tên gọi Poslanik trong năm 2019 với kỳ vọng sẽ hoàn thiện vào năm 2027 - 2028.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
Nhưng trong khi chiếc Poslanik vẫn còn nằm trên giấy thì oanh tạc cơ tàng hình H-20 của Trung Quốc đã chuẩn bị ra mắt và tiến hành bay thử, cho thấy Bắc Kinh đang dẫn trước Moskva một khoảng cách rất xa.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
Nhưng không chỉ có máy bay ném bom tàng hình mà dự án chế tạo tiêm kích tàng hình của Nga cũng đang tụt hậu xa so với Trung Quốc cho dù có xuất phát điểm sớm hơn nhiều.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
Bộ Quốc phòng Nga mới đây đã công bố dự định đặt hàng lô tiêm kích tàng hình Su-57 thứ hai vào năm 2020 với số lượng 13 chiếc, tiến độ chậm đáng kể khi ban đầu hợp đồng này lẽ ra phải ký kết ngay trong năm nay.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
Nguyên nhân chính dẫn tới sự trì hoãn được giải thích một phần là do ngân sách quốc phòng Nga đang bị cắt giảm, khiến cho số lượng máy bay mới được tiếp nhận vào đội hình suy giảm mạnh.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
Nhưng theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự, thực chất việc Su-57 bị lui thời hạn liên tục là vì chưa khắc phục xong lỗi kỹ thuật mà trọng tâm là động cơ chuẩn thế hệ 5 Izdeliye vẫn chưa sẵn sàng.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
Hiện tại Su-57 đang phải bay tạm với động cơ AL-41F1S của Su-35, "trái tim" này không cung cấp đủ lực đẩy để chiếc tiêm kích bay hành trình siêu âm cũng như không có khả năng che giấu tín hiệu hồng ngoại, dẫn tới làm giảm mạnh năng lực tác chiến.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
Trong khi Nga còn đang loay hoay với Su-57 chưa biết khi nào mới có thể trang bị đại trà thì điều ngược lại đang diễn ra tại Trung Quốc, cho dù chiếc J-20 của họ có xuất phát điểm chậm hơn nhiều.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
Theo tuyên bố từ phía Trung Quốc, tiêm kích tàng hình J-20 của họ đã đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu, nó đã được sản xuất hàng loạt và biên chế về cho các đơn vị chủ lực.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
Bằng chứng rõ ràng nhất là tuần qua Lữ đoàn không quân số 9 thuộc Chiến khu Đông Bộ đã tiếp nhận 2 tiêm kích J-20 để thay thế 2 máy bay Su-30MKK đã bị đẩy lui về tuyến sau.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
Dự kiến trong ngắn hạn, đơn vị này sẽ tiếp nhận đủ 24 tiêm kích tàng hình J-20 để hoàn thành việc thay thế Su-30MKK, tiếp đó sẽ đến lượt các trung đoàn và lữ đoàn khác.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
Dây chuyền lắp ráp J-20 có vẻ như cũng đang chạy hết công suất, khi mới đây truyền thông nước này đã công bố bức ảnh của một chiếc J-20 vừa xuất xưởng, trên mũi máy bay và cánh đuôi đứng còn chưa sơn số hiệu.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
Vấn đề lớn nhất mà Nga đang vướng mắc thì Trung Quốc đã giải quyết xong, khi động cơ WS-10G do họ tự chế tạo được đánh giá là đáp ứng đầy đủ các yêu cầu dành cho chiến đấu cơ thế hệ 5.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
Thậm chí trong một chuyến bay thử nghiệm, J-20 đã đạt tới tốc độ tối đa Mach 2,6, đây là điều mà Su-57 chưa làm nổi cho dù nó có kích thước và trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với J-20.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
Thậm chí tới năm 2020 khi Nga chế tạo lô Su-57 thứ hai thì chưa chắc nó đã được lắp động cơ Izdeliye 30, chưa kể đến việc khi đó Trung Quốc chắc chắn đã cho ra các bản nâng cấp của J-20 đi kèm số lượng cực lớn đã xuất xưởng.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
Rõ ràng bằng những động thái liên tiếp gần đây, Trung Quốc đang cho thấy họ muốn "xát muối" vào nỗi đau của Nga khi đánh mất vị thế cường quốc không quân thứ hai thế giới.
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga
[ẢNH] Trung Quốc tiếp tục khoét sâu vào nỗi đau của tiêm kích tàng hình Nga