[ẢNH] Thổ Nhĩ Kỳ giành ưu thế quân sự tuyệt đối tại Libya

ANTD.VN - Hoạt động quân sự tại Libya đã bước sang một giai đoạn mới, dẫn đến sự phân chia trên thực tế quốc gia Bắc Phi thành hai phần Đông và Tây, trong đó ghi nhận những ưu thế đáng kể của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới đây Tổng thống Erdogan đã gia tăng sự can dự trong trò chơi địa chính trị tại Libya bằng cách ký một thỏa thuận với Qatar và Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) để mở một căn cứ hải quân của Thổ Nhĩ Kỳ ở cảng Misrata.

Số lượng chính xác của lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya không được biết, nhưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ước tính con số trên vào khoảng 2.500 - 3.000 người.

Ankara và Doha sẽ cử người tới huấn luyện các chiến binh GNA, và sự xuất hiện của một căn cứ hải quân mới tại cảng quan trọng chiến lược của Libya sẽ thay đổi hoàn toàn tình hình theo hướng có lợi cho Tripoli và đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ cùng Qatar.

Đầu tiên, điều này sẽ cung cấp cho chính phủ đồng minh của Thủ tướng GNA Faiz Saraj một sự đảm bảo chống lại các mối đe dọa quân sự.

Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hệ thống phòng không và trung tâm điều khiển máy bay không người lái của họ ở Libya. Sự xuất hiện của các tàu chiến ở cảng Misrata, cũng như việc bố trí tiêm kích gần thành phố sẽ cho phép nhanh chóng ngăn chặn đòn tấn công từ LNA.

Về bản chất, điều này có nghĩa là vấn đề thống nhất của Libya không thể được giải quyết bằng vũ lực và tương lai của đất nước sẽ chỉ được quyết định thông qua đàm phán và nhượng bộ lẫn nhau.

Thứ hai, một căn cứ hải quân chính thức ở Tripoli sẽ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ quyền thống trị ở Đông Địa Trung Hải. Trên thực tế, toàn bộ bờ biển Libya sẽ nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Ankara.

Lý do là bởi vì LNA của Nguyên soái Khalifa Haftar hoàn toàn không có hạm đội tác chiến và hải quân Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những lực lượng mạnh nhất khu vực.

Sẽ không có gì ngăn cản Tổng thống Erdogan tiến hành thăm dò địa chất và khai thác các nguồn tài nguyên ở thềm lục địa Libya, dưới sự bao bọc của hạm đội và quân đội.

Thứ ba, Thổ Nhĩ Kỳ đang "đúc một mỏ neo" khác trên "lục địa đen". Không có gì bí mật khi Libya là một tỉnh trước đây của Great Port, nhưng vấn đề không chỉ nằm ở chủ nghĩa cách tân Ottoman mới của Ankara.

Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách tiếp cận các nguồn tài nguyên của châu Phi, cũng như tiếp cận thị trường các nước này, và họ không giấu giếm tham vọng nói trên. Ví dụ, Ankara đã mở đại sứ quán ở Somalia, nơi nước này hành động thông qua chính sách "quyền lực mềm".

Một con đường sẽ mở ra từ Libya đến Mali, Niger, Chad và các quốc gia khác, tuy nghèo nhưng họ có trữ lượng tài nguyên lớn. Đúng là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ va chạm với các lợi ích của Mỹ, Pháp và Trung Quốc ở đó, nhưng Ankara vẫn chưa quá lo sợ về điều này.

Hoạt động của Tổng thống Erdogan rất bị các đồng minh NATO hoặc các nước láng giềng ở Trung Đông không ưa. Một liên minh chống Thổ Nhĩ Kỳ thực tế đã được thành lập.

Đối với chính Libya, số phận của quốc gia này thật đáng buồn. Một phản ứng hợp lý đối với việc triển khai căn cứ hải quân ở Misrata sẽ là bước đi tương tự của những người chơi khác trong khu vực.

Ai Cập hiện được coi là đối trọng chính của Thổ Nhĩ Kỳ, đã nhận được sự cho phép can thiệp, mà rất có thể sẽ sử dụng nó. Quốc gia Bắc Phi từng thịnh vượng sẽ bị chiếm đóng và chia thành hai phần Tây và Đông.

Tuy nhiên điều này sẽ không mang lại sự bình yên cho Nguyên soái Haftar cũng như giới tinh hoa Tripoli gắn bó với công việc kinh doanh của phương Tây, những người cực kỳ không hài lòng với việc mở rộng ảnh hưởng kinh tế và quân sự của Ankara, sẽ không mang lại cho người Thổ Nhĩ Kỳ một cuộc sống yên tĩnh .

Trong cuộc chơi nói trên, vai trò của Nga rõ ràng hoàn toàn mờ nhạt, thậm chí phải nói là không đáng kể nếu đặt cạnh Thổ Nhĩ Kỳ, khác biệt hẳn với những gì mà giới truyền thông tại Moskva đang tô vẽ họ là lực lượng quyết định tình hình tại Libya.