[ẢNH] THAAD của Mỹ sẽ chặn đứng Avangard - niềm tự hào vừa nhen nhúm của Nga?

ANTD.VN - Siêu tên lửa Avangard có thể duy trì vận tốc Mach 20, nhưng một số giai đoạn loại tên lửa này có thể đạt tới vận tốc cực đại Mach 27. Liệu hệ thống phòng thủ mạnh nhất thế giới THAAD của Mỹ có đủ sức hạ gục loại vũ khí cực nguy hiểm này.

Siêu tên lửa Avangard có thể duy trì vận tốc Mach 20, nhưng một số giai đoạn loại tên lửa này có thể đạt tới vận tốc cực đại Mach 27. Đây là vận tốc mà chưa có một loại tên lửa nào đạt được trước đó.

“Những vụ thử nghiệm mới nhất cho thấy Avangard có thể đạt được vận tốc Mach 27. Trên thực tế, ở tốc độ này, không tên lửa nào có thể đánh chặn”, Phó Thủ tướng Borisov nói trên truyền hình quốc gia Nga vào hôm 28-12-2018.

Tuy vậy hiện Nga vẫn được cho là "hơi phóng đại" khi quảng báo những tính năng vũ khí của mình, ngay cả Su-57 của Nga cũng bị Ấn Độ (nước đang cùng Nga phát triển loại máy bay dựa trên Su-57) tố rằng thông số tàng hình không như quảng bá.

Trong khi đó Mỹ cũng đang có những hệ thống đánh chặn hiện đại, trong đó phải kể đến hệ thống đánh chặn THAAD.

Trong khi hệ thống phòng không nguy hiểm nhất của Nga S-500 vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, thì đối thủ của nó - Hệ thống tên lửa tầm cao THAAD của Mỹ đã đi vào giai đoạn trang bị hàng loạt.

Cơ chế phá hủy mục tiêu bẳng động năng sản sinh ra va chạm khiến cho THAAD không giống với bất cứ loại tên lửa đánh chặn nào trước đó trên thế giới.

Điều này cho thấy sự tính toán quỹ đạo bay của mục tiêu đối phương của hệ thống này cực kỳ chính xác.

Việc không dùng đầu đạn nổ để công phá mục tiêu cho phép hệ thống này giảm tối đa kích thước đạn đánh chặn, điều này cho phép mỗi xe mang phóng có thể triển khai tới 8 tên lửa thay vì 4 như các hệ thống tầm xa khác.

Hình ảnh chụp lại hệ thống đánh chặn THAAD đang công phá chính xác mục tiêu bay trong cuộc thử nghiệm.

Terminal High Altitude Area Defense THAAD (hệ thống phòng thủ giai đoạn cuối) do tập đoàn Lockheed Martin thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo máy bay và tên lửa hành trình.

THAAD có thể phóng nhiều đạn tên lửa cùng lúc tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa.

Một hệ thống THAAD có thể mang đồng thời 32 đạn tên lửa và có thể bắn loạt 16 tên lửa để tiêu diệt các mục tiêu cùng một lúc.

Đầu tiên, một tên lửa mục tiêu sẽ được phóng đi từ một vị trí nằm khá xa, tiếp đến radar AN/TPY-2 sẽ theo dõi và tính toán quỹ đạo bay của tên lửa mục tiêu.

Thông tin từ radar AN/TPY-2 sẽ gửi đến trung tâm điều khiển để xử lý và chuyển tiếp cho hệ thống kiểm soát bắn.

Một radar AN/TPY-2 thứ 2 sẽ làm nhiệm vụ điều khiển hỏa lực dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu.

Quá trình từ lúc phát hiện mục tiêu đến khi phóng tên lửa đánh chặn mất khoảng 5 phút.

THAAD có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo trong phạm vi khoảng 250-300km với độ chính xác cực cao.

Mỹ đang phát triển thêm các loại đạn mới có tầm diệt mục tiêu từ khoảng cách lên tới 550km.

Radar của hệ thống THAAD có thể phát hiện tên lửa đạn đạo ở cự ly lên tới 1.000 km.

THAAD được thiết kế vào năm 1987 và chính thức đi vào biên chế năm 2008.

Đạn tên lửa chỉ nặng 900kg và có chiều dài 6,1m, đường kính 34cm.

Với vận tốc Mach 8,2 đây là một trong những loại đạn tên lửa đánh chặn có tốc độ lớn nhất hiện nay.

Nếu so với hệ thống vũ khí mới của Nga có thể đạt vận tốc trên Mach 20, THAAD vẫn có thể phát huy tác dụng khi nó tính toán quỹ đạo để đánh chặn thay vì đuổi theo tên lửa đối phương.

Mặt khác siêu tên lửa Avangard vẫn còn trong giai đoạn phát triển chưa chính thức đi vào biên chế. Liệu khi đi vào sản xuất loạt chúng có giữ được thông số như Nga công bố hay không vẫn còn là dấu chấm hỏi.

Không riêng gì siêu tên lửa Avangard, nhiều loại vũ khí của nga cũng liên tục bị trễ hẹn đi vào biên chế như T-14, Su-57. Ngoài vấn đề kinh phí thì yếu tố kỹ thuật cũng là nguyên nhân chính khiến những loại vũ khí này khó đi vào biên chế như dự kiến.