[ẢNH] "Sát thủ" Kh-31AD trên Su-30SM Nga vừa áp sát chiến hạm Hà Lan

ANTD.VN -  Hà Lan cáo buộc tiêm kích Nga mang theo tên lửa diệt hạm Kh-31AD bay áp sát và mô phỏng đòn tấn công nhằm vào hộ vệ hạm HNLMS Evertsen đang di chuyển trên Biển Đen.
[ẢNH]
"Tiêm kích Su-30SM Nga trang bị bom và tên lửa diệt hạm Kh-31 đã liên tục quấy rối tàu Evertsen lúc 15h30-20h30 ngày 24/6. Họ gây nguy hiểm khi bay thấp và ở khoảng cách gần, thực hiện các đòn tấn công mô phỏng. Hệ thống điện tử trên tàu Evertsen cũng bị gián đoạn hoạt động trong thời gian này", Bộ Quốc phòng Hà Lan ra thông cáo cho biết hôm 29/6.
[ẢNH]
Bộ Quốc phòng Hà Lan không cho biết vị trí diễn ra cuộc chạm trán, nhưng khẳng định tàu chiến Evertsen khi đó đang di chuyển ở vùng biển quốc tế ở phía tây nam bán đảo Crimea.
[ẢNH]
HMS Defender và HNLMS Evertsen thuộc biên chế nhóm tác chiến tàu sâu bay Queen Elizabeth của Anh đang thực hiện hành trình dự kiến kéo dài 28 tuần qua Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Ấn Độ Dương, Biển Đông rồi tới Thái Bình Dương. Hai chiến hạm tách đội hình, tiến vào Biển Đen hôm 14/6 để làm nhiệm vụ riêng.
[ẢNH]
Nga chưa lên tiếng về cáo buộc của Hà Lan, tuy nhiên giới quan sát nhận định rằng Moscow đang ngày càng mạnh tay hơn trong việc ngăn chặn các chiến hạm NATO xâm phạm hải phận.
[ẢNH]
Việc Nga cho chiến đấu cơ Su-30SM mang theo loại tên lửa diệt hạm cực mạnh Kh-31AD cho thấy điều này, tuy NATO không công nhận bán đảo Crimea thuộc Nga, nhưng với động thái của Nga, việc tiếp cận bán đảo này sẽ ngày càng nguy hiểm.
[ẢNH]
Kh-31AD (NATO gọi bằng cái tên AS-17 Krypton) là một loại tên lửa phóng từ trên không để chống tàu mặt nước của Nga, được trang bị cho các máy bay tiêm kích hiện đại thuộc dòng MiG-29 Fulcrum hay Su-27 Flanker.
[ẢNH]
Kh-31AD được phát triển từ phiên bản tên lửa không đối đấ Kh-31A, phiên bản mới này có khả năng tác chiến rất mạnh trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm, trong điều kiện nhiễu điện từ rất mạnh và hỏa lực đánh chặn của kẻ địch.
[ẢNH]
Tên lửa có chiều dài 4,7 m; đường kính thân 0,36 m; tầm bắn 50 km; mang đầu đạn trọng lượng 110 kg và có khả năng đạt vận tốc tối đa Mach 3,5.
[ẢNH]
Kh-31AD cũng là tên lửa chống hạm siêu âm đầu tiên được trang bị cho máy bay chiến thuật.
[ẢNH]
Sức mạnh đầu đạn của tên lửa Kh-31AD đủ sức vô hiệu hóa một chiến hạm cỡ lớn từ khoảng cách 160km, tầm bắn xa có thể giúp máy bay ra đòn từ cự ly rất xa.
[ẢNH]
Tên lửa này sử dụng đầu dò radar chủ động ARGS-31E nâng cấp có tầm quét tìm mục tiêu rộng hơn và bay bám mặt biển trong điều kiện biển động cấp 4-5.
[ẢNH]
Độ chính xác của tên lửa rất cao với bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ khoảng 5 mét. Tàu chiến đối phương chỉ cần trúng một phát Kh-31AD gần như đã mất khả năng chiến đấu.
[ẢNH]
Đặc điểm nổi bật của hệ thống động lực của tên lửa này là các động cơ xung áp gắn với động cơ nhiên liệu rắn của tên lửa có thiết kế buồng đốt.
[ẢNH]
Khi nhiên liệu rắn cháy hết, động cơ khởi tốc này sẽ bị bỏ đi và tên lửa trở thành buồng đốt cho nhiên liệu lỏng cháy trong động cơ phản lực cùng với 4 cửa hút khí được mở ra, giúp tiếp tục tăng tốc độ Kh-31AD lên cao hơn đạt tới Mach 3,5 (khoảng 4.000 km/h) và duy trì tốc độ của tên lửa đến khi nhiên liệu lỏng cháy hết.
[ẢNH]
Sự kết hợp các yếu tố tốc độ cao, kích thước nhỏ và tầm bắn xa khiến đánh chặn Kh-31AD là thách thức với bất kì hệ thống phòng thủ tên lửa nào.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]