[ẢNH] "Sát thủ" K-300P Nga trước tình thế đối đầu tàu chiến Ukraine

ANTD.VN - Tên lửa diệt hạm K-300P có tầm tác chiến xa, tốc độ bay lớn, có thể đánh phá hủy tàu chiến 10.000 tấn chỉ với một phát bắn.
[ẢNH]
Nếu xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, sẽ có rất nhiều loại vũ khí cực mạnh của Nga lần đầu thực chiến. Trong số này đáng chú ý có tên lửa diệt hạm K-300P.
[ẢNH]
Tên lửa diệt hạm K-300P có tầm tác chiến xa, tốc độ bay lớn, có thể đánh phá hủy tàu chiến 10.000 tấn chỉ với một phát bắn.
[ẢNH]
Hình ảnh đồ họa biểu thị khả năng tác chiến của tổ hợp tên lửa diệt hạm K-300P.
[ẢNH]
Giữa Nga và Ukraine ngoài tồn tại đường biên giới trên đất liền thì giữa hai quốc gia này còn chung các đường biên giới trên biển.
[ẢNH]
Với các tổ hợp K-300P có trong biên chế, Nga có thể cùng lúc có thể phóng hàng loạt đạn tên lửa về phía chiến hạm đối phương tạo nên sức công phá khủng khiếp.
[ẢNH]
Bastion-P (ký hiệu của Nga: K-300P, ký hiệu của NATO: SSC-5) là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động cực nguy hiểm do Nga phát triển và chế tạo.
[ẢNH]
Hình ảnh quả đạn tên lửa P-800 Onyx đang bay lên khỏi bệ phóng để lao nhanh về phía tàu chiến đối phương.
[ẢNH]
[ẢNH]
Bastion-P (ký hiệu của Nga: K-300P, ký hiệu của NATO: SSC-5) là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động cực nguy hiểm do Nga phát triển và chế tạo.
[ẢNH]
Tổ hợp bờ đối hạm Bastion-P bắt đầu được NPO phát triển vào những năm 1980 để thay thế các tổ hợp 4K51 Rubezh sử dụng tên lửa hành trình đối hạm tốc độ cận âm P-15 Temit và 4K44B REDUT-M sử dụng tên lửa P-35 đã lỗi thời.
[ẢNH]
Trạm quan sát radar của tổ hợp K-300P
[ẢNH]
Do sự tan rã của Liên bang Xô viết và cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga vào thập niên 90 của thế kỷ trước, công việc phát triển Bastion-P đã bị trì hoãn và mãi đến năm 2010, các tổ hợp này mới được trang bị cho quân đội Nga.
[ẢNH]
Tầm phóng của đạn tên lửa P-800 Onyx của hệ thống K-300P Bastion-P lên tới 300km.
[ẢNH]
Trọng lượng đầu đạn 250kg, đủ sức tiêu diệt các mục tiêu mặt nước có lượng giãn nước tới 10.000 tấn.
[ẢNH]
Nếu nhiều hệ thống cùng phóng đạn một lúc có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho tàu sân bay.
[ẢNH]
Tàu chiến bị tên lửa diệt hạm đánh trúng.
[ẢNH]
Trong khi hầu hết các tên lửa diệt hạm đều bay với vận tốc cận âm thì đạn tên lửa của tổ hợp K-300P lại bay nhanh hơn tốc độ âm thanh 2,6 lần (Mach 2,6).
[ẢNH]
Với khả năng bay cực nhanh này, P-800 có khả năng xuyên phá qua các hệ thống đánh chặn tầm gần và chống áp chế vũ khí điện tử của đối phương.
[ẢNH]
Ngay sau khi phóng, tên lửa nhanh chóng đạt đến độ cao 15 km. Đài radar của hệ thống tự dẫn có thể phát hiện theo dõi và bám mục tiêu.
[ẢNH]
Sau khi phát hiện mục tiêu, tên lửa tắt đài radar dẫn đường và hạ độ cao xuống 10-15 m so với mực nước biển.
[ẢNH]
Nhờ phương pháp này tên lửa thoát khỏi vùng radar phòng không của đối phương. Sau đó đầu tự dẫn lại tiếp tục bật radar tìm kiếm, đeo bám và tiêu diệt mục tiêu.
[ẢNH]
K-300P là một hệ thống bao gồm 4 xe phóng K-340P (mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa), 1 đến 2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút.
[ẢNH]
4 xe chở đạn K-342P TZM (trên khung xe MZKT-7930) được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P; các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu. Ống phóng có chiều dài 8,1m và có đường kính 71 cm, trọng lượng là 3.900 kg.
[ẢNH]
Với tốc độ siêu nhanh, tính cơ động rất cao, đường bay rất phức tạp, cùng với "bộ não điện tử thông minh", P-800 là loại tên lửa khó bị đánh chặn nhất trên thế giới, trở thành nỗi kinh hoàng với bất cứ loại tàu nổi nào, kể cả các biên đội tàu sân bay rất mạnh của Mỹ.
[ẢNH]
Với các tổ hợp K-300P có trong biên chế, Nga có thể dễ dàng vô hiệu hóa tàu chiến ngay cả với những nước có tiềm lực hải quân mạnh nhất thế giới.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]