[ẢNH] "Quái thú tàng hình" tung cánh, mang theo cả hy vọng và nỗi lo của Nga

ANTD.VN - UAV tàng hình S-70 Okhotnik đã chính thức tung cánh trên bầu trời đánh dấu một bước tiến quan trọng của Nga trong việc hoàn thiện loại vũ khí tối tân này, tuy vậy vẫn còn nhiều điều phải làm, trước khi loại UAV tàng hình chiến đấu này chính thức bước vào trực chiến.
[ẢNH]
Bộ Quốc phòng Nga vừa loan tin cho biết, chiếc UAV tàng hình S-70 Okhonik do hãng Sukhoi chế tạo đã thực hiện chuyến bay đầu tiên, đây được coi là mốc quan trọng trong việc phát triển vũ khí công nghệ cao thế hệ mới của Nga.
[ẢNH]
Sức mạnh các chiến đấu cơ có người lái của Nga là điều không phải bàn cãi, tuy nhiên về lĩnh vực máy bay không người lái, họ vẫn bị đánh giá đi sau Mỹ một bước.
[ẢNH]
Chính vì vậy việc phát triển thành công UAV chiến đấu tàng hình S-70 được coi là bước đột phá để rút ngắn khoảng cách này.
[ẢNH]
Trước đây, hầu hết các loại UVA trinh sát và chiến đấu Nga phải dựa vào Israel trong những hợp đồng trao đổi công nghệ kỹ thuật quân sự, nay họ đã có thể tự mình sản xuất loại vũ khí công nghệ cao này.
[ẢNH]
UAV tàng hình S-70 Okhotnik có sải cánh đến 20m, trọng lượng rỗng 20 tấn, có thể thấy kích cỡ của chúng không thua kém so với các chiến đấu cơ có người lái.
[ẢNH]
UAV S-70 cùng với Su-57 được cho là cặp bài trùng sát thủ trên không của không quân Nga trong tương lai.
[ẢNH]
UAV S-70 Okhotnik có thể sử dụng loại động cơ turbofan AL-31F của dòng Su-27 hoặc AL-41F của Su-35S.
[ẢNH]
Nhờ động cơ cực khỏe nênUAV S-70 Okhotnik có thể đạt tốc độ tối đa 1.000km/h, tầm bay 6.000km.
[ẢNH]
Ở dưới bụngUAV S-70 Okhotnik trang bị hai khoang vũ khí cho phép triển khai 2 tấn bom - đạn dẫn đường thông minh.
[ẢNH]
Cũng giống như máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ, S-70 được thiết kế dạng cánh liền, điều này sẽ cho phép chúng tàng hình trước các loại radar của đối phương.
[ẢNH]
Tuy vậy nếu B-2 giấu động cơ sâu bên trong thì S-70 lại thò hẳn động cơ ra ngoài, điều này khiến giới quan sát băn khoăn liệu Nga sẽ làm gì để ẩn luồng hồng ngoại phát ra từ động cơ.
[ẢNH]
Nếu không ẩn được tín hiệu hồng ngoại thì khả năng bị đối phương phát hiện ra sẽ rất dễ dàng.
[ẢNH]
Mặt khác để một UAV chiến đấu không người lái hoạt động ổn định và trở thành sát thủ thực sự, Nga sẽ phải xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như phát triển thêm các hệ thống dẫn đường công nghệ cao để tránh việc phá sóng điều khiển.
[ẢNH]
Dù chiếc UAV S-70 đã thực hiện bài bay hơn 20 phút, lượt vài vòng ở độ cao 600m ngay trên không phận sân bay và sau đó hạ cánh thành công, thì Nga vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi đưa chúng vào trong biên chế chiến đấu.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]