[ẢNH] "Quái thú" Pantsir-S1 lấn át S-400, vượt mặt Mỹ từ chiến trường Syria về thẳng Iraq

ANTD.VN - Trong các vũ khí của Nga thực chiến tại Syria, hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir-S1 được mệnh danh "quái thú" cho thấy sự hiệu quả nhất khi đánh chặn được hàng trăm mục tiêu. Danh tiếng của Pantsir-S1 thậm chí còn được nhắc tới nhiều hơn cả hệ thống phòng không tầm xa S-400 vốn "im hơi lặng tiếng" trong suốt thời gian triển khai tại Syria.
[ẢNH]
Chiến trường Syria đã trở thành nơi thể hiện sức mạnh của các loại vũ khí Nga. Trong số những vũ khí được nhắc tới nhiều nhất có hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir-S1. Hệ thống này đã đánh chặn thành công hàng trăm mục tiêu tại chiến trường Syria.
[ẢNH]
Thậm chí danh tiếng của Pantsir-S1 còn lấn át cả hệ thống phòng không tầm xa S-400 mà nó bảo vệ. Thường các S-400 được bảo vệ bởi hai hoặc ba tổ hợp Pantsir-S1 do hệ thống phòng không tầm xa có góc chết tại độ cao thấp, cần có hệ thống phòng không tầm gần bù đắp vào.
[ẢNH]
Hình ảnh hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir-S1 của quân đội Syria.
[ẢNH]
Nạn nhân của Pantsir-S1 bao gồm rocket và các UAV của đối phương bắn vào phía liên quân Nga-Syria.
[ẢNH]
Hình ảnh thực tế một mục tiêu bay bị hệ thống Pantsir-S1 đánh chặn thành công.
[ẢNH]
Theo thống kê của Nga cho biết, đã có hàng trăm mục tiêu bị hệ thống Pantsir-S1 đánh chặn thành công.
[ẢNH]
Cảnh chuyển động của băng đạn trong khẩu pháo 20mm 2A38. Khẩu pháo này có tốc độ bắn lên tới 2.500 phát/phút.
[ẢNH]
Một chiếc UAV bị bốc cháy khi trúng phải mưa đạn pháo bắn ra từ hệ thống Pantsir-S1.
[ẢNH]
Pantsir-S1 đã được Nga triển khai lần đầu tại Syria sau khi chiến đấu cơ Nga Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi khiến phi công thiệt mạng vào năm 2015.
[ẢNH]
Pantsir-S1 (tên ký hiệu NATO SA-22 Greyhound) là một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp hiệu quả.
[ẢNH]
Pantsir-S1 được phát triển vào năm 1994, chính thức đi vào trang bị trong Quân đội Nga từ năm 2003.
[ẢNH]
Hệ thống Pantsir-S1 thiết kế với 2 pháo cao tốc 2A38M 30mm và 12 tên lửa phòng không tầm thấp 57E6.
[ẢNH]
Trong đó pháo 2A38M có tốc độ bắn tối đa 2.500 phát/phút, tầm bắn tối đa 4km, tầm cao tối đa 3km.
[ẢNH]
Hình ảnh bảng điều khiển của hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir/S1,
[ẢNH]
Tên lửa đối không tầm ngắn 57E6 nặng 90kg, dài 3,2m, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 20kg.
[ẢNH]
Tên lửa kết cấu với 2 tầng động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ hành trình 1.300m/s.
[ẢNH]
Tầm bắn 20km và diệt mục tiêu độ cao 15km.
[ẢNH]
Với độ cao này không những Pantsir-S1 có thể diệt được UAV, trực thăng mà còn cả máy bay cường kích bổ nhào.
[ẢNH]
Pantsir-S1 trang bị radar điều khiển hỏa lực băng tần kép 1RS2 khả năng hoạt động trong dải tần UHF và EHF bước sóng mm hoặc cm.
[ẢNH]
Tầm trinh sát của 1RS2 khoảng 30km, theo dõi mục tiêu từ cự ly 24km.
[ẢNH]
Hệ thống radar này có thể theo dõi cùng lúc 20 mục tiêu và tiêu diệt đồng thời 2 mục tiêu trong số đó.
[ẢNH]
Hình ảnh mô phỏng UAV chiến đấu bị hệ thống Pantsir-S1 khóa bắn.
[ẢNH]
Ngay sau khi trúng tên lửa, UAV liền nổ tan tành.
[ẢNH]
Hình ảnh hệ thống Pantsir-S1 phóng tên lửa và tiêu diệt gọn mục tiêu.
[ẢNH]
Pantsir-S1 không những đang trở thành một trong những tổ hợp phòng không đa năng "hút khách" bậc nhất trong phân khúc vũ khí phòng không này mà còn chiếm được cảm tình đặc biệt của các chuyên gia quân sự.
[ẢNH]
Nhiều ý kiến cho rằng, Pantsir-S1 xứng đáng là "ông vua" trong hệ thống phòng không tầm thấp.
[ẢNH]
The National Interest - Tạp chí về quan hệ quốc tế hàng đầu của Mỹ, gần đây đã đăng tải một bài viết với nhan đề "Nga đã sở hữu thứ vũ khí hoàn hảo đủ sức bẻ gãy các đòn tất công đường không ồ ạt".
[ẢNH]
Tích hợp cả pháo/tên lửa phòng không trong cùng một hệ thống, Pantsir-S1 tạo ra vùng hỏa lực đan kín trong khoảng tới 20km về cự ly và tới 15km về độ cao;
[ẢNH]
Thời gian phản ứng rất ngắn, chỉ từ 4-6 giây nhờ hệ thống bám sát tự động tới 20 mục tiêu cùng lúc thông qua radar cảnh giới nhìn vòng, khí tài trinh sát quang điện tử với máy tính mạnh xử lý tức thời các tham số mục tiêu để phát hiện, lựa chọn khóa, phóng đạn diệt mục tiêu
[ẢNH]
Nhờ cách thiết kế dạng module, Pantsir-S1 có thể tích hợp vào hệ thống phòng không quốc gia, tận dụng cơ sở huấn luyện đảm bảo hậu cần kỹ thuật sẵn có của bất cứ khách hàng nào với chi phí tiết kiệm tối đa.
[ẢNH]
Điều bất ngờ, Iraq sau thời kỳ Tổng thống Saddam Hussein vốn chỉ sử dụng vũ khí Mỹ nay đã chuyển qua đặt hàng vũ khí Nga.
[ẢNH]
48 tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 mà Iraq vừa nhận được nằm trong một thỏa thuận mua sắm vũ khí trị giá tới 4,2 tỷ USD ký với Nga trước đó không lâu.
[ẢNH]
Cùng với việc đặt mua xe tăng T-90A thay cho xe tăng M1 Abrams, Nga đang từng bước qua mặt Mỹ để trở lại thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Iraq.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]