[ẢNH] "Pháo đài bay" ACH-47A Mỹ thất bại nặng nề trên chiến trường Việt Nam

ANTD.VN - Nhờ được bổ sung dàn vũ khí mạnh mẽ, trực thăng vận tải CH-47 Chinook của quân đội Mỹ giờ đây còn đảm nhiệm được vai trò máy bay yểm trợ hỏa lực mặt đất.
[ẢNH]
CH-47 Chinook là chiếc trực thăng vận tải sử dụng kết cấu 2 cánh quạt song song rất độc đáo do tập đoàn Boeing chế tạo, nó chính thức phục vụ trong biên chế quân đội Mỹ từ năm 1962.
[ẢNH]
Trực thăng vận tải CH-47 được đánh giá rất tin cậy, dễ điều khiển, mang được tải trọng hàng hóa lớn và đặc biệt là độ linh hoạt không thua kém bao nhiêu so với trực thăng vũ trang nhờ kết cấu rotor đặc biệt của mình.
[ẢNH]
Kế thừa kinh nghiệm từ việc hoán cải vận tải cơ C-130 Hercules thành máy bay yểm trợ hỏa lực AC-130 Gunship và nhận thấy ưu điểm lớn của CH-47, Mỹ đã tiến hành một dự án tương tự với chiếc Chinook, sản phẩm hoàn thiện có mã định danh là ACH-47A.
[ẢNH]
CH-47A được gọi bằng biệt danh Guns-A-Go-Go, sau khi hoàn tất quá trình tích hợp vũ khí, chiếc trực thăng vận tải này đã biến thành trực thăng tấn công với khả năng tạo ra vùng hỏa lực bao phủ kín 360 độ.
[ẢNH]
Thay đổi đầu tiên giữa ACH-47A với CH-47 là khung thân của nó được gia cường bằng lớp giáp nặng 1,2 tấn, tích hợp động cơ mới mạnh mẽ hơn để đáp ứng yêu cầu của trực thăng vũ trang.
[ẢNH]
Máy bay được trang bị 1 súng phóng lựu tự động 40 mm M75 ở mũi, 5 đại liên M2 Browning hoặc M60D bố trí dọc thân và cửa đuôi, 2 pháo 20 mm M24A1 và 2 bình rocket 2,75 inch XM159 (19 đạn) gắn ở bệ cố định 2 bên thân.
[ẢNH]
Chỉ có tổng cộng 4 chiếc trực thăng vũ trang hạng nặng ACH-47A được quân đội Mỹ đưa sang tham chiến tại chiến trường Việt Nam vào thời điểm năm 1966.
[ẢNH]
Phi đội ACH-47A đã trải qua 6 tháng thử nghiệm tính năng trong biên chế đại đội trực thăng hỗ trợ tấn công số 228 thuộc sư đoàn kỵ binh bay số 1 của Mỹ và lực lượng đặc nhiệm Australia.
[ẢNH]
Mặc dù tỏ ra là một phương tiện cực kỳ nguy hiểm nhờ dàn hỏa lực mạnh nhưng trực thăng ACH-47A đã phải hứng chịu những thiệt hại vô cùng nặng nề, tổn thất tới 75% lực lượng.
[ẢNH]
Trong tổng số 4 trực thăng tấn công ACH-47A được hoán cải và mang đi "thử lửa", đã có tới 3 chiếc bị thiệt hại khi hoạt động trên chiến trường Việt Nam.
[ẢNH]
Chiếc ACH-47A đầu tiên đâm phải một máy bay vận tải CH-47 Chinook khác khi nó đang di chuyển trên đường băng, dẫn tới hư hỏng nặng không thể phục hồi.
[ẢNH]
Chiếc ACH-47A thứ hai gặp sự cố cực kỳ hy hữu, khi nó bị chính khẩu pháo tự động 20 mm của mình bắn trúng cánh quạt trước do khớp nối bị lỏng.
[ẢNH]
Chiếc ACH-47A thứ ba phải hạ cánh khẩn cấp sau khi bị hỏa lực phòng không mặt đất bắn bị thương và sau đó đã bị đạn cối của quân giải phóng phá hủy hoàn toàn.
[ẢNH]
Chiếc ACH-47A thứ tư may mắn nhất khi được đưa về nước, dùng làm máy bay huấn luyện cho đến năm 1997 thì được "nhận sổ hưu", hiện nó đang trưng bày ở bảo tàng Redstone Arsenal, bang Alabama.
[ẢNH]
Ngoài 4 chiếc ACH-47A trên, Không quân Mỹ không tiến hành sửa đổi một trực thăng vận tải CH-47 nào khác theo cấu hình này vì họ nhận thấy nó kém hiệu quả trong khi lại yêu cầu chi phí bảo dưỡng quá cao.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]