[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh

ANTD.VN - Cuộc chạy đua thiết kế tiêm kích thế hệ thứ sáu đang trên đà phát triển mạnh mẽ, trong đó Mỹ vẫn chứng tỏ ưu thế tuyệt đối nhờ tiềm lực tài chính và khoa học công nghệ vượt trội.
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
Mặc dù hiện nay trên thế giới có chưa đến 1.000 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng các cường quốc quân sự đã bắt đầu phát triển thiết kế tiên tiến hơn.
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
Những đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ (Nga và Trung Quốc) đang thúc đẩy Washington đầu tư tích cực hơn vào việc hiện đại hóa đội bay. Giới chuyên gia quân sự cho rằng tiêm kích tương lai của Mỹ sẽ có một số công nghệ mới vượt trội.
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
Theo kỳ vọng, mô hình thử nghiệm đầu tiên có thể xuất hiện vào giữa những năm 2030. .
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
Do vậy thật đáng ngạc nhiên khi Tiến sĩ Will Roper - Trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần cho biết, máy bay thử nghiệm thuộc dự án tiêm kích Làm chủ Bầu trời Thế hệ mới (NGAD) đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên.
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
“Chúng tôi chế tạo nguyên mẫu và thực hiện một chuyến bay trình diễn quy mô đầy đủ trong thực tế đồng thời đã phá vỡ mọi kỷ lục trong lĩnh vực này. Chúng tôi đã sẵn sàng chế tạo các máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo với những tính năng độc đáo chưa từng có”, ông Will Roper khẳng định.
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
Như vậy NGAD sẽ là chiếc tiêm kích thế hệ thứ sáu dẫn đầu thế giới với khả năng tàng hình cực cao nhờ hình dáng khí động học đặc biệt, có vận tốc siêu thanh.
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
Máy bay dự kiến sẽ được tích hợp vũ khí laser, hệ thống cảm biến vô cùng tinh vi và nhất là trang bị trí thông minh nhân tạo, cho phép hoạt động mà không cần phi công.
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
NGAD còn nhận được một radar giám sát đồng thời trên không và mặt đất, đi kèm cả chức năng tác chiến điện tử. Nghĩa là radar sẽ là loại đa dụng và có thể chuyển đổi vai trò tùy theo tình huống.
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu sẽ được trang bị chế độ hạ cánh tự động, điều này rất quan trọng đối với hàng không hải quân. Sự ra đời của công nghệ cho phép chiếc tiêm kích hạ cánh trong điều kiện thời tiết xấu.
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
Trí thông minh nhân tạo (AI) được gọi là "phi công phụ", sẽ đảm nhiệm việc theo dõi các cuộc tấn công của đối phương và tạo ra sự can thiệp. Bên cạnh đó, AI cũng sẽ điều khiển dàn máy bay không người lái.
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
Việc phát triển tiêm kích NGAD diễn ra thuận lợi được cho là lý do chính khiến Tham mưu trưởng Không quân Mỹ - Tướng Charles Brown tiết lộ F-22 Raptor không còn nằm trong chương trình phát triển dài hạn nữa, nó sẽ chỉ trải qua chương trình nâng cấp giữa vòng đời.
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
Với sự ra đời của tiêm kích thế hệ thứ sáu NGAD, Không quân Mỹ muốn giảm cơ cấu phi đội máy bay chiến đấu đang phục vụ trong biên chế xuống chỉ còn 4 chủng loại thay vì 7 như hiện nay.
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
Tuy nhiên dựa trên những hình ảnh đồ họa của NGAD, các chuyên gia quân sự Nga nhận xét phần đuôi của chiếc tiêm kích thế hệ thứ sáu không có, điều sẽ làm giảm đáng kể khả năng cơ động của máy bay.
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
“Vấn đề liên quan đến khả năng cơ động của các máy bay chiến đấu sẽ được biên chế trong Không quân Mỹ nằm ở chỗ thiếu vắng động cơ hiện đại có kiểm soát vector lực đẩy”.
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
“Nếu không có cánh đuôi, tiêm kích tương lai của Mỹ hoàn toàn vô dụng, vì trong trường hợp cận chiến, nó không thể né tránh cuộc tấn công của đối phương”, một chuyên gia quân sự Nga giấu tên lưu ý.
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
Nhưng cũng phải nói thêm đó là chưa có gì đảm bảo nhận xét của phía Nga về tính cơ động của NGAD là chính xác, hơn nữa với tư duy thiết kế thiên về không chiến tầm xa, sẽ rất khó khăn để kẻ địch có thể đưa NGAD vào cuộc chiến quần vòng cự ly gần.
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh
[ẢNH] Mỹ chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi tiêm kích thế hệ 6 đã cất cánh