[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi

ANTD.VN - Mộ chum là một trong những táng thức điển hình, được coi là dấu hiệu nhận biết của văn hóa Sa Huỳnh. Qua 3 lần khai quật Bãi Cọi (Hà Tĩnh), các nhà khảo cổ đã phát hiện được 17 mộ chum. So với những chum gốm của các di tích văn hóa Sa Huỳnh điển hình, chum gốm ở Bãi Cọi có kích thước nhỏ hơn, hình dáng biến đổi nhiều, chủ yếu là hình trái đào và hình trứng.

[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
Đây là mộ chum cỡ vừa với nắp chum, là phần thân của loại bình có chân được cắt ra và mài nhẵn phần thân, trên mặt bị vỡ còn dấu tích của mặt cắt. Các mảnh gốm được rải đều phía trên của chum chính, tạo thành một lớp bảo vệ chum chính và đồ tùy táng được xếp xung quanh
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
Đồ tùy táng gồm chõ, bình nhỏ, nồi nhỏ
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
Các đồ tùy táng được tìm thấy có kích thước khá đa dạng và là các vật dụng gắn bó với đời sống cư dân
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
Bên cạnh các đồ gốm với kiểu dáng, kỹ thuật, hoa văn đặc trưng Sa Huỳnh còn có các đồ gốm có nguồn gốc từ văn hoá Đông Sơn như: nồi, bình gốm văn chải thô, chõ gốm...
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
Mộ nồi là loại táng thức đặc biệt được tìm thấy ở di tích Bãi Cọi. Loại hình mộ này gồm 1 chiếc nồi úp vào 1 chiếc bình hoặc nồi khác. Trong đó, 1 chiếc nồi sẽ đóng vai trò là nắp cho chiếc còn lại, tư thế chôn có thể đứng hoặc nằm. Do kích thước tương đói nhỏ nên có ý kiến cho rằng, những mộ nồi được dùng để chôn trẻ em hoặc là những ngôi "mộ gió"
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
Chỗ gốm là hiện vật quan trọng trong di tích Bãi Cọi. Số lượng chõ gốm được phát hiện ở Bãi Cọi là 11. Trong đó, riêng đợt khai quật năm 2012 đã phát hiện 9 chõ chôn trong 7 ngôi mộ. Việc chôn chung những vật dụng sinh hoạt như chõ tại di tích mộ táng cho thấy phong tục mai táng và văn hóa ẩm thực của cư dân. Sự ảnh hưởng của gốm Đông Sơn trong gốm Bãi Cọi cũng được thể hiện rõ nét qua sự xuất hiện của chõ gốm này.
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
Tại trưng bày chuyên đề "Bãi Cọi – Nơi gặp gỡ các nền văn hóa" vừa khai mạc tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, một ngôi mộ song táng đã được phục dựng. Hai mộ này được đặt song song với nhau theo trục Đông - Tây, biên mộ được kè bởi những mảnh gốm vỡ. Đồ tùy táng được đặt tập trung ở 2 đầu mộ. Các hiện vật như công cụ, vũ khí, đồ trang sức thường được đặt ở phía Đông, còn đồ gốm thường được đặt ở phía Tây.
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
Bình gốm được tìm thấy viền họa tiết chấm cuống rạ và hình chữ S khắc chìm
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
Các công cụ bằng đá được tìm thấy cách ngày nay 6.000-3.500 năm do khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khai quật tại Bãi Phôi Phối tháng 4/1976
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
Rìu đồng và lưỡi cày đồng
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
Mũi chĩa đồng và lưỡi cuốc đồng
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
Dao, khuyên sắt và mũi lao sắt
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
Dọi xe sợi làm bằng đất nung và chì lưới bằng đất nung
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi
[Ảnh] Mộ chum và đồ tùy táng tại di chỉ khảo cổ Bãi Cọi