[ẢNH] Loại chiến đấu cơ Trung Quốc có giá bán ngang bằng với Su-75 Checkmate

ANTD.VN - Chiến đấu cơ giá rẻ JF-17 Thunder được Trung Quốc hợp tác với Pakistan phát triển dựa trên MiG-21 đang có giá bán dao động từ 25-30 triệu USD, mức giá ngang bằng với chiến đấu cơ tàng hình mới Su-75 Checkmate của Nga.
JF-17 Thunder là chiến đấu cơ hạng nhẹ thế hệ thứ 4 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển. Được quảng bá với nhiều tính năng ưu việt và giá thành rẻ bất ngờ, tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ hấp dẫn.
Mức giá của chiến đấu cơ JF-17 Thunder khá rẻ chỉ vào khoảng 25-30 triệu USD/chiếc, trong khi đó giá bán của các chiến đấu cơ hạng nhẹ khác như MiG-29SMT ở mức 60 triệu USD, JAS-39 ở mức 70 triệu USD còn F-16V bán ở mức 80 triệu USD.
Tuy vậy đáng ngạc nhiên là dòng chiến đấu cơ tàng hình hạng nhẹ cực kỳ hiện đại Su-75 Checkmate lại được Nga cho biết có giá bán vào khoảng 25-30 triệu USD, tức ngang bằng với JF-17 Thunder.
Joint Fighter-17 (JF-17) Thunder còn được gọi với tên Fighter China-1 (FC-1) Kiêu Long ở Trung Quốc, là một máy bay tiêm kích đa vai trò một chỗ ngồi.
Máy bay có chuyến bay đầu tiên vào tháng 8-2003, được giới thiệu ra mắt vào tháng 3-2017.
JF-17 sử dụng động cơ RD-93 do Nga sản xuất, Trung Quốc cũng tiến hành nghiên cứu và sản xuất động cơ WS-13, tuy nhiên nó bị đánh giá là thiếu tính ổn định và Bắc Kinh sẽ vẫn phải dùng đến động cơ của Nga.
Về hệ thống vũ khí thì JF-17 được trang bị 7 giá treo vũ khí có thể mang theo tối đa 3,4 tấn vũ khí bao gồm các loại tên lửa không đối không và đối hạm.
Các loại tên lửa được trang bị bao gồm PL-5, PL-9C, PL-12 và AIM-9, tên lửa chống hạm C-802A do Trung Quốc chế tạo và một số loại bom các loại.
Bên cạnh đó nó còn được trang bị một pháo tự động nòng đôi GSh-23-2 23mm hoặc một pháo nòng đôi GSh-30-2 30mm.
JF-17 được trang bị radar có thể theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và tiêu diệt đồng thời 2 mục tiêu. Tầm phát hiện mục tiêu phía trước máy bay là trên 75km và phía sau là 35km, phát hiện mục tiêu trên biển cách 135km.
Hiện Bắc Kinh và Pakistan đều ra sức PR cho dòng chiến đấu cơ này nhằm hy vọng chúng sẽ được chú ý hơn trên thị trường xuất khẩu.
Ngoài Myanmar là khách hàng đầu tiên mua loại chiến đấu cơ này thì chưa có bất kỳ quốc gia nào quan tâm tới loại máy bay JF-17 này.
Một trong những điểm yếu của dòng chiến đấu cơ này chính là động cơ RD-93, loại động cơ Nga đã ra đời cách đây hơn 40 năm vốn hoạt động rất ngốn nhiên liệu, xịt khó đen và có chi phí cao khi bảo dưỡng. Trong khi động cơ nội địa WS-13 lại không thực sự an toàn.
Điều này bắt buộc Trung Quốc lại phải nhờ tới Nga nâng cấp động cơ của loại chiến đấu cơ này nhằm thu hút khách hàng.
Nga đang phát triển dòng động cơ nâng cấp từ chúng mang tên RD-93MA để tiếp thị cho Trung Quốc.
Lực đẩy của động cơ RD-93MA dự kiến là 9.300 kg, trong khi lực đẩy của RD-93 là 8.300 kg, đây là mức tăng sức mạnh đáng kể, giúp JF-17 Thunder mang nhiều vũ khí hơn và bay với tốc độ cao hơn.
Những tính năng nổi bật của động cơ RD-93MA là các đặc tính vận hành được cải thiện, tăng các thông số động lực học, sử dụng cánh quạt lớn hơn và hệ thống điều khiển tự động nâng cấp.
Các tính năng và lực đẩy của động cơ chính đã được cải thiện đáng kể, cung cấp chế độ khởi động động cơ khẩn cấp và cho phép phát thải nhiên liệu khẩn cấp.
Mặc dù vậy, giới quan sát đánh giá, ngay cả khi JF-17 Thunder sử dụng động cơ RD-93MA cũng sẽ khó tiếp cận khách hàng do lo ngại tính hiệu quả thực chiến của dòng chiến đấu cơ này.