[ẢNH] Lộ diện "tác giả" thực sự đã đánh chìm chiến hạm Gruzia trong cuộc chiến tranh 2008

ANTD.VN - Một trong những hình ảnh nổi bật của cuộc chiến tranh 5 ngày giữa Nga và Gruzia hồi năm 2008 chính là chiếc tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Vikhr bị bốc cháy ngay trong cảng Poti.
[ẢNH] Lộ diện
Sau khi cuộc chiến tranh 5 ngày giữa Nga và Gruzia trôi qua được 10 năm thì nhiều bí mật mới được làm sáng tỏ, một trong số đó là tác giả tiêu diệt tàu chiến Gruzia ngay trong cảng.
[ẢNH] Lộ diện
Hình ảnh chiếc chiến hạm tối tân của Gruzia bị đánh chìm tiêu biểu cho sự thất bại toàn diện của lực lượng vũ trang quốc gia nhỏ bé này trước Nga.
[ẢNH] Lộ diện
Con tàu bị phá hủy chính là tàu tên lửa tấn công nhanh Dự án 206MR Vikhr (NATO gọi là Matka), đây là phiên bản sửa đổi từ tàu phóng lôi cánh ngầm Dự án 206M Turya.
[ẢNH] Lộ diện
Thay đổi đáng kể nhất của Dự án 206MR so với 206M đó là tàu được bổ sung radar Garpun Bal trên đỉnh tháp radar để làm nhiệm vụ dẫn bắn cho tên lửa đối hạm P-15 Termit.
[ẢNH] Lộ diện
Dọc boong tàu được lắp đặt 2 ống phóng tên lửa P-15 Termit tương tự như loại lắp trên khu trục hạm Dự án 61 MR Kashin, đi kèm theo đó là radar MR-123 Vympel để kiểm soát hỏa lực pháo.
[ẢNH] Lộ diện
Điểm khác biệt còn lại là pháo 2M-3 cỡ 25 mm nguyên bản phía trước đã được thay thế bằng pháo tự động AK-176M cỡ 76 mm và pháo phòng không cao tốc AK-630M cỡ 30 mm đã chiếm vị trí của pháo AK-257 ở phía sau.
[ẢNH] Lộ diện
Khi chiến hạm Gruzia bị đánh chìm, ban đầu có nhận định cho rằng nó bị tên lửa đối hạm siêu âm Moskit phóng đi từ một khu trục hạm Nga ở ngoài khơi phá hủy.
[ẢNH] Lộ diện
Nhưng quả tên lửa Moskit với chiều dài 10 m, trọng lượng 4.500 kg và bay ở tốc độ Mach 3 thì thậm chí chẳng cần đầu đạn 280 kg phát nổ cũng thừa sức xẻ đôi con tàu chỉ 200 tấn với chiều dài 30 m.
[ẢNH] Lộ diện
Cho nên ngay khi đó đã có ý kiến cho rằng thực chất tác giả đã đánh chìm chiến hạm của Gruzia ngay bên trong cảng Poti không phải là Hải quân Nga.
[ẢNH] Lộ diện
Mọi việc chỉ được sáng tỏ vào sau đó, tác giả của chiến công là Lữ đoàn 45 Lực lượng đổ bộ đường không Quân đội Nga, khi một nhóm lính trinh sát đã thọc sâu vào phòng tuyến đối phương để tiến hành chiến thuật đánh tiêu hao.
[ẢNH] Lộ diện
Theo lời thuật lại của các quân nhân Nga, họ hầu như không gặp phải bất cứ sự kháng cự nào đáng kể từ phía Quân đội Gruzia do lúc này tình trạng đào ngũ đã trở nên phổ biến.
[ẢNH] Lộ diện
Trên cả tuyến đường tới cảng Poti gần như hoàn toàn không có giao tranh, bất chấp việc toán lính này bị chế áp điện tử khiến không liên lạc được với sở chỉ huy phía sau.
[ẢNH] Lộ diện
Trung úy Anatoly Lebed - chỉ huy toán lính trinh sát nhận xét là phía Gruzia được trang bị rất đầy đủ và hiện đại theo đúng tiêu chuẩn NATO và vượt xa những người lính Nga khi đó.
[ẢNH] Lộ diện
Mặc dù vậy hàng ngũ và bộ máy chỉ huy của Quân đội Gruzia rất lỏng lẻo dẫn tới việc chỉ với gần một đại đội trinh sát, Anatoly Lebed đã chiếm được hoàn toàn căn cứ hải quân Poti của Gruzia.
[ẢNH] Lộ diện
Các đơn vị Nga thu được rất nhiều vũ khí và trang bị của Gruzia và họ dành vài ngày chỉ để tiêu hủy vũ khí cùng đạn dược thu được trong đó có cả chiếc tàu tên lửa tấn công nhanh trên.
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện